Thứ trưởng Bộ Y tế: Không cần đeo khẩu trang ở nơi nắng, gió, nhiệt độ cao…
GS Nguyễn Thanh Long cho biết, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học thấy lợi ích bảo vệ với người không bị bệnh
Khẩu trang không phải “cứu nhân”, cần chú ý tới vệ sinh bề mặt và bàn tayGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, virus corona có cấu trúc rất đơn giản, khả năng lây lan của virus corona là rất nhanh.
Hiện nay, các nghiên cứu đã chỉ ra 3 phương thức lây lan virus chính: Qua không khí khi có giọt bắn; Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh; Tiếp xúc với bề mặt vật dụng có virus.
Đặc trưng của virus corona không lơ lửng trong không khí. Nếu như người bệnh ho, hắt hơi virus sẽ theo giọt nước bắn ra ngoài và bám vào các bề mặt gỗ, đá, sắt, vải…
Theo các nghiên cứu cho thấy, trong môi trường ẩm lạnh, virus corona có thể tồn tại 3-5 ngày. Vì vậy, khi người lành tiếp xúc với các vật dụng bẩn có virus nếu vô tình quệt lên mắt, mũi, miệng sẽ có nguy cơ nhiễm virus.
“Do nguy cơ lây qua tiếp xúc từ các dụng cụ, đồ vật mang virus rất cao vì vậy việc rửa tay nhiều lần với xà phòng là rất quan trọng. Do theo thói quen tính trung bình cứ 10 phút/lần chúng ta có thể đưa tay lên mặt”, GS. Long nói.
Việc vệ sinh bề mặt để ngăn ngừa virus corona là rất quan trọng. Bởi vì, virus corona có thể bị bất hoạt bởi chất sát trùng, dung môi tan trong lipid như: cồn, ête, cloroform… các chất có clo hoàn toàn có thể diệt virus trong vòng 2-5 phút.
Dựa trên các phương thức lây bệnh chủ yếu của virrus corona GS. Long cho biết: “Khẩu trang không phải là cứu nhân. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo: Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học thấy lợi ích bảo vệ với người không bị bệnh”.
GS Long, lý giải thêm về việc virus corona lây nhanh và khó kiểm soát là do những lý do sau:
– Virus này lây ngay trong thời gian ủ bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng. Người bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm cho người lành. Thời gian ủ bệnh từ 11-14 ngày. Tuy nhiên, thời gian cách ly để đảm bảo an toàn là 14 ngày đối với bệnh nhân nghi ngờ.
– Có những cá thể có biểu hiện rất nhẹ như đau mỏi cơ, những biểu hiện thoáng qua ho nhẹ nhưng đã nhiễm bệnh. Do vậy khi chẩn đoán có thể bỏ sót các trường hợp nhiễm bệnh.
“Virus corona lây lan nhanh nhưng lại rất nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng, tia cực tím, sợ gió. Đó cũng là lý do cần phải mở cửa sổ tạo thoáng khí. Vì vậy, nếu ở ngoài điều kiện tự nhiên có nắng, gió, nhiệt độ cao… không nhất thiết phải dùng các dụng cụ khẩu trang”, GS. Long cho hay.
Chủng virus corona đã gây ra 3 đại dịch lớn Thứ trưởng Long cho biết, virus có tên là corona vì khi soi dưới kính hiểm vi điện tử, virus có dạng hình vòng giống như một chiếc vương miện.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội bác tin Hà nội có gia đình 4 người bị nhiễm virus corona TT Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Chúng ta cần bình tĩnh mới chiến thắng dịch, tránh thông tin “thuyết âm mưu”
Trong chủng virus corona có tới 6 nhóm lớn, nhóm thứ 7 mới được phát hiện vào năm 2019 đang gây ra dịch bệnh tại Trung Quốc.
Bản thân chủng corona virus chỉ gây bệnh trên động vật là chính. Vì lý do nào đó trong quá trình tiếp xúc thì virus này đã lây lan sang người và gây ra 3 đại dịch lớn trong lịch sử.
– Chủng virus SARS-CoV đã gây ra dịch bệnh SARS vào năm 2003, dịch SARS làm 774 bệnh nhân thiệt mạng.
– MERS-CoV, corona virus cùng Trung Đông, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến cuối tháng 5/2015 đã có 1.154 trường hợp nhiễm MERS-CoV ở 26 quốc gia trên thế giới được ghi nhận, trong đó ít nhất 434 người đã tử vong.
– Corona virus Vũ Hán gây ra bệnh viêm phổi cấp tính. Tính tới thời điểm ngày 5/2, thế giới đã ghi nhận 24.582 trường hợp mắc bệnh tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ (24.348 trường hợp mắc tại Trung Quốc).
Trong đó có 493 trường hợp tử vong (491 trường hợp tại Trung Quốc, 01 trường hợp tại Hồng Kông (TQ) và 01 trường hợp tử vong tại Philippines).