+
Aa
-
like
comment

Thủ đoạn hút máu nhà đầu tư của Tân Hoàng Minh đã bị vạch trần ra sao?

Huy Hoàng - 06/04/2022 15:17

Liên quan đến vụ việc ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt giữ. Có thể thấy, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) cùng các cơ quan chức năng đã rất nhanh tay xử lý theo đúng chỉ đạo từ Chính Phủ. Chỉ chưa đầy 2 ngày sau vụ phát hiện sai phạm trong việc phát hành trái phiếu. Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính đã kịp thời cung cấp nhiều bằng chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt ông Dũng cùng nhiều nghi can ngay tại nhà riêng.

Ủy Ban Chứng Khoán đã theo dõi hành vi của ông Dũng từ lâu

Cuối năm 2021, một cuộc thanh tra gắt gao của Bộ Tài Chính đã diễn ra. Ngày 3/12/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành công điện số 8857, yêu cầu các cơ quan chức năng tham gia tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Trong đó đặc biệt chú ý tới các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm…

Những yêu cầu trên ứng hẳn vào tập đoàn Tân Hoàng Minh. Khi vừa là công ty bất động sản, vừa đang có 9 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ, nhằm huy động số vốn hơn 10 ngàn tỷ đồng, kèm với lãi suất cao bất thường 12-15%/năm. Đặc biệt doanh nghiệp này còn thuộc diện 3 không, không tài sản đảm bảo, không định mức tín nhiệm, không có đơn vị bảo lãnh phát hành, cùng nhiều yếu tố khác như kết quả làm ăn thua lỗ, …

Thời điểm đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo Bộ Tài chính phải khẩn trương trong việc thực hiện thanh tra. Và trong số các nội dung cần thanh tra, là cần kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu.

Các cơ quan tham gia thanh tra bao gồm: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, … Trong đó Ngân hàng Nhà Nước đứng ra chủ trì. Bộ Công an phải phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan để nắm bắt tình hình, tiếp nhận thông tin, xem xét vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật (nếu có) để xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Và kết quả đã diễn biến quá nhanh. Hôm 04/04 UBCKNN ra lệnh hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu. Đến tối 05/04 thì đoàn xe biển xanh áp sát nhà ông Đỗ Anh Dũng và nhiều bị can. Tội phạm kinh tế đờ đẫn vì bất ngờ bị sa lưới pháp luật.

Từ âm mưu hút máu nhà đầu tư của chủ tịch Tân Hoàng Minh, cho đến thái độ coi pháp luật như một trò đùa

Danh tiếng của tập đoàn Tân Hoàng Minh đã trở nên vang dội kể từ sau vụ đấu giá đất tới hơn 2,4 tỷ đồng cho mỗi mét vuông ở Thủ Thiêm. Nhưng tới nay, vẫn còn nhiều người thắc mắc không hiểu doanh nghiệp này định làm gì. Khi tự dưng mạnh miệng đấu giá đất cao ngất ngưỡng rồi lại rút lui xin bỏ cọc, lẫn cả viết tâm thư.

Chúng ta càng không hiểu thì Tân Hoàng Minh lại càng thích. Hơn nữa, một chuỗi những hành động lắc léo vốn đã được lên kế hoạch tỉ mỉ từ trước nên rất dễ để che mắt người dân.

Đấu giá đất Thủ Thiêm thực chất chỉ là đòn bẩy, để đẩy giá đất trong địa bàn lên cao. Các lô đất lân cận sẽ bắt đầu neo theo giá 2.4 tỷ/m2, xác lập một mức trần mới ở ngưỡng 500-600 triệu đồng/m2. Từ đó, tác động sẽ lan sang các khu vực xung quanh kể cả giá đất tại khu trung tâm quận 1, TP.HCM cũng có thể được định giá lại. Ngoài ra, các loại hình bất động sản khác sẽ đều chạy đua. Điển hình như giá bán căn hộ siêu sang tại quận 1 ở mức nửa tỷ đồng/1 m2 khi đó, chắc chắn sẽ trở nên quá bình thường. Sốt đất lan rộng khắp một vùng, sẽ giúp ông chủ tập đoàn Tân Hoàng Minh có thể kiếm lời nhờ giá đất tăng cao.

Dù đã thế, nhưng đó vẫn chưa phải là nguồn thu chính. Với tình trạng giá đất tăng, tập đoàn Tân Hoàng Minh có thể dùng đó để thế chấp tài sản với mức giá cao hơn, vay được nhiều tiền hơn từ ngân hàng.

Chưa hết, để kiếm nhiều hơn nữa, số tiền vay sẽ được dùng đánh bóng bảng cân đối tài chính, lấp đầy các khoản lỗ và tạo cảm giác doanh nghiệp làm ăn có lời cho các nhà đầu tư tin tưởng. Từ đó, doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu, huy động tiền của các nhà đầu tư. Nhưng số tiền này được dùng cho mục đích gì thì chỉ có ông chủ Tân Hoàng Minh biết.

Tuy nhiên, thời điểm vụ đấu giá đất diễn ra, đã có sự can thiệp kịp thời của chính phủ, như siết chặt nguồn vay bất động sản, cấm các ngân hàng thương mại mua trái phiếu trả nợ, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, … Khiến ai đó bủn rủn chân tay viết tâm thư gửi lên lãnh đạo.

Hành vi bỏ cọc, viết tâm thư gửi lãnh đạo cho thấy ông Dũng xem pháp luật Việt Nam như một trò đùa. Ông nghĩ rằng chỉ bằng cách nói vài ba câu, uốn éo ba tấc lưỡi là có thể phủi tay xin tội. Nhưng không, những hành vi kiếm tiền bẩn đã bị trả giá trước pháp luật.

La Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều