+
Aa
-
like
comment

Thống tướng Myanmar mất “ghế nóng” tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

16/10/2021 08:09

Mới đây, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý gửi bom chùm tới Ukraine, bất chấp những lo ngại về khả năng gây sát thương cho dân thường từ loại vũ khí này.

Máy bay B-52 rải bom chùm xuống Afghanistan – Ảnh: REUTERS/KHÔNG QUÂN MỸ

Theo các chuyên gia, bom chùm là một loại bom nổ trong không trung và giải phóng ra các quả bom nhỏ hơn trên một khu vực rộng. Những quả bom nhỏ được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, thiết bị và quân lính, đồng thời có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Lâu nay, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đều lên án việc sử dụng bom chùm do một số bom con sau khi được bom mẹ giải phóng thì có tới 40% số này không phát nổ ngay. Bom con rơi xuống sẽ trở thành mìn đất và có khả năng cướp đi sinh mạng của nhiều người dân dai dẳng trong suốt nhiều năm. Bởi vậy, việc sử dụng loại vũ khí này gần như là một tội ác chiến tranh cho dù phục vụ mục đích nào đi nữa. Vào tháng 5/2008, hơn 120 quốc gia đã ký vào Công ước cấm sử dụng bom chùm. Tuy nhiên, Mỹ, Nga và Ukraine đều chưa ký kết.

Nói về quyết định gửi bom chùm cho Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết “Đây là một quyết định vô cùng khó khăn đối với tôi, nhưng tôi cũng đã thảo luận với các đồng minh… Ukraine đang cạn kiệt dần đạn dược”, chủ nhân Nhà Trắng giải thích. Ông cũng lưu ý thêm, bom chùm sẽ đóng vai trò trong “giai đoạn chuyển tiếp” cho đến khi Mỹ có thể sản xuất thêm lựu pháo 155mm. Bom chùm tương thích với lựu pháo 155mm mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine và đây cũng từng là vũ khí giúp Ukraine giành lại một số phần lãnh thổ vào năm ngoái.

Mô phỏng cách thức bom chùm hoạt động – Ảnh: STRAIT TIMES/AFP

Ngay sau khi có thông báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova cho rằng, việc Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine là gián tiếp thừa nhận sự thất bại và thể hiện rõ đường lối muốn chống lại Nga; đồng thời bà khẳng định, việc sử dụng bom chùm của Ukraine sẽ gần như không thể tác động đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, trái lại nó còn sẽ gây hậu quả vô cùng nặng nề cho dân thường.

Tương tự Nga, các đồng minh trong khối Nato cũng kiên quyết phản đối quyết định của Mỹ. Tây Ban Nha ngày 8/7 đưa ra lời khuyên rằng Mỹ không nên gửi bom chùm tới Ukraine bởi bom chùm đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước, trong đó có Tây Ban Nha. Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles khẳng định: “Tây Ban Nha, dựa trên cam kết trước sau như một với Ukraine, cũng cam kết chắc chắn rằng một số loại vũ khí và bom không thể được chuyển tới Ukraine trong mọi trường hợp”. Quyết định gửi bom chùm tới Ukraine là của Chính phủ Mỹ, chứ không phải của NATO mà trong đó Tây Ban Nha là một thành viên nên Tây Ban Nha không có liên quan gì.”

Một quả bom chùm được tìm thấy tại thành phố tiền tuyến Avdiivka, Ukraine hồi tháng 3-2023 – Ảnh: GETTY IMAGES

Cùng ngày, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố, là một bên ký Công ước cấm sử dụng bom chùm nên Anh không khuyến khích sử dụng loại vũ khí này. Còn tại Đức, người phát ngôn của chính phủ Đức, ông Steffen Hebestreit nói với các phóng viên ở Berlin rằng Đức phản đối việc gửi bom chùm tới Ukraine và không bình luận gì thêm.

Ngoài ra, Thủ tướng New Zealand – ông Chris Hipkins cũng gọi bom chùm là “một loại vũ khí bừa bãi, có khả năng gây ra thiệt hại nặng nề cho những người vô tội và có thể gây hậu quả lâu dài”. Ông Hipkins nói rằng Nhà Trắng đã được biết về sự phản đối của New Zealand đối với việc sử dụng bom chùm ở Ukraine. New Zealand là một trong những quốc gia thúc đẩy việc thành lập Công ước cấm sử dụng bom chùm nên sẽ sẽ rất kiên quyết về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Chính phủ Canada cũng bày tỏ lo ngại về tác động tiềm tàng của những quả bom chùm đối với dân thường, đặc biệt là trẻ em. Nước này tuyên bố phản đối việc sử dụng bom chùm và khẳng định Canada hoàn toàn tuân thủ Công ước cấm sử dụng bom chùm.

Đặc biệt, trong ngày 7/7, Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres cũng đã lên tiếng chỉ trích việc sử dụng bom chùm sau khi Mỹ thông báo chuẩn bị cung cấp loại đạn pháo này cho Ukraine. Ông Antonio Guterres ủng hộ Công ước cấm sử dụng bom chùm đã được thông qua 15 năm trước và muốn các quốc gia tuân thủ chứ không muốn tiếp tục sử dụng chúng trên bất kỳ chiến trường nào nữa.

Lan Hoa

Bài mới
Đọc nhiều