Những lời dối trá về vaccine và dịch COVID-19 trên thế giới của gã “dân chủ” Phạm Minh Vũ
Trước thông tin về việc có 1 triệu liều vaccine Sinopharm Beijing của Trung Quốc được nhập về Việt Nam và sắp tới sẽ có thêm 4 triệu liều nữa vào tháng 8 lan truyền rộng rãi. Trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội đã xuất hiện nhiều cá nhân đăng tải những bài biết hoàn toàn sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Vào ngày 1/8 vừa qua đối tượng Phạm Minh Vũ đã đăng tải lên trang cá nhân một bài viết có liên quan đến tiêm vaccine tại Việt Nam, cụ thể là vaccine do hãng dược Trung Quốc sản xuất. Theo đó, Phạm Minh Vũ đã đưa ra nhiều quan điểm nghi ngờ về chất lượng thực sự của loại vaccine này. Đối tượng Phạm Minh Vũ đã đưa ra những thông tin sai lệch về việc tiêm vaccine Sinopharm tại các quốc gia trên thế giới “Vaccine Trung Quốc hiện nay đang bị các nước Châu Á xem tiêm rồi coi như chưa tiêm, mới đây nhất, Thái Lan là quốc gia tài lanh tiêm vaccine Trung Quốc, mặc dù đủ 2 liều nhưng những ngày gần đây số ca nhiễm mới và tử vong có dấu hiệu tăng cao. Các quốc gia Ả Rập phải khốn đốn khi tiêm Vx, cả Thái Lan và các nước Ả Rập phải tiêm thêm liều thứ 3 của Anh hay Mỹ mới ngăn chặn làn sóng bùng phát mạnh.”
Nhưng thực tế tất cả những thông tin này đều chỉ là lời nói đối trá không có bằng chứng, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân, nhất là trong thời điểm tình hình dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng. Nếu đỗ lỗi cho vaccine Sinopharm là nguyên nhân gây bùng dịch trở lại ở Thái Lan, Ả Rập, thì Phạm Minh Vũ cũng đừng quên, dịch bệnh cũng bùng phát ở Anh, Mỹ, nơi người dân được tiêm các loại vaccine khác, số ca nhiễm mới cũng không ngừng tăng lên.
Chưa kể, tất cả các loại vaccine được sản xuất ra thị trường đều trải qua một quá trình dài nghiên cứu, thử nghiệm. Vào ngày 7/5, vaccine Sinopharm của Trung Quốc đã chính thức được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, quyết định phê chuẩn vaccine Sinopharm được WHO đưa ra sau khi nhóm cố vấn của tổ chức bắt đầu đánh giá về các thông tin lâm sàng và quy trình sản xuất vacxin. Sau khi các chuyên gia độc lập và các nhóm của WHO đã đánh giá về chất lượng, độ an toàn vaccine mới được phê duyệt sản xuất.
Sau quá trình thử nghiệm trên quy mô lớn tại nhiều quốc gia đã cho thấy việc tiêm đủ 2 liều vaccine Sinopharm cách nhau từ 3 đến 4 tuần có hiệu quả chống lại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng là 79%, giảm xuống còn 73,5% so với các trường hợp không có triệu chứng. Đồng thời hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa nhập viện lên tới 79%.
Ngoài ra cơ sở chính xác để đánh giá được tính hiệu quả của vaccine là hơn 1 tỷ người tiêm tại Trung Quốc, các nước Châu Âu như Hungary, Ả Rập Xê Út hay các nước Châu Á, Nam Mỹ giờ đây đã trở lại cuộc sống bình thường. Tại các quốc gia này hiện vẫn đang còn số ca bị nhiễm nhưng tình trạng bệnh nhẹ hơn, tỷ lệ người nhiễm bệnh nặng, tử vong đang dần giảm mạnh. Đây chính là những minh chứng thực tế cho thấy tính an toàn, hiệu quả do vacxin đem lại.
Bạn có quyền không thích một quốc gia nào đó nhưng không có quyền đưa những thông tin sai sự thật gây hoang mang, ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân, tổ chức. Nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đang diễn ra căng thẳng. Đừng chỉ biết nhìn nhận mọi vấn đề theo một khía cạnh mà lại đánh giá toàn bộ quá trình, trong khi các nước trên thế giới đều khen ngợi, đánh giá rất cao về quá trình chống dịch của Việt Nam.
Thêm vào đó, trong bài viết Phạm Minh Vũ còn đưa ra những quan điểm hoàn toàn sai sự thật về quá trình tiêm vaccine tại Việt Nam. Đối tượng đã chia sẻ “những ngày qua ta thấy, danh sách các địa phương được tiêm loại vaccine do Mỹ và Úc, Nhật viện trợ đều là cán bộ lão thành cách mạng, các văn phòng đảng, chính quyền tỉnh huyện, họ không chịu tiêm vaccine Trung Quốc”.
Thực tế, vào ngày 7/5 vaccine Sinopharm (Beijing) mới chính thức được WHO phê duyệt sử dụng nên từ thời gian này Việt Nam mới có thể đàm phán. Còn những loại vaccine của Mỹ, Úc đã được phê duyệt sản xuất trước nên đương nhiên cũng sẽ đưa vào sử dụng trước. Vì vậy việc cho rằng “giành tiêm Vx Mỹ, còn đồ đểu chừa cho dân” là quan điểm hoàn toàn sai, thiếu căn cứ.
Quá trình phòng, chống dịch COVID-19 trước đây vẫn chưa có tiền lệ nên hơn 1 năm qua các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam phải vừa làm, vừa nghiên cứu, học hỏi và rút ra kinh nghiệm. Từ thực tiễn cho thấy luôn chủ động, đánh giá nghiêm túc, làm rõ nguyên nhân chủ quan, đúc rút thành bài học kinh nghiệm thực tế. Nhất là từ những địa phương đã và đang có dịch với các địa phương chưa có dịch để nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt tiêm Vaccine là chính là quyền lợi của tất cả mọi người, vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để chiến thắng được dịch bệnh, trở là cuộc sống bình thường.
Huyền Trang
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.