+
Aa
-
like
comment

Thông điệp lạnh lùng TT Putin: Đừng “giỡn mặt” với “Satan II” của Nga!

03/01/2021 01:10

Tên lửa RS-28 Sarmat “Satan II” mang được tải trọng thuốc nổ tương đương với 8 megaton TNT, tức đạt sức công phá gấp hơn 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống Nhật Bản vào năm 1945.

Nga tuyên bố nước này đang tiếp tục nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat. Truyền thông nhà nước Nga cho biết, hệ thống hiện đã “gần hoàn tất” và Tổng thống Vladimir Putin đang theo dõi rất sát sao tiến độ công việc.

Chương trình chế tạo tên lửa này của Nga có vai trò đặc biệt quan trọng vì Sarmat dự kiến ​​sẽ được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của dòng ICBM R-36M2 Voyevoda khổng lồ từ thập kỷ 1970.

Hãng thông tấn TASS cho biết: “RS-28 Sarmat là một hệ thống ICBM tiên tiến bắn đi từ giếng phóng trang bị đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng nhiên liệu lỏng”.

Sarmat đang trong quá trình phát triển từ những năm 2000 để thay thế cho dòng ICBM R-36M2 Voyevoda. Tên lửa nặng khoảng 200 tấn và có khả năng chọc thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nào hiện tại cũng như trong tương lai.

RS-28 Sarmat có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ theo cấu hình kết hợp giữa đầu đạn tấn công và đầu đạn đối phó, hoặc lên tới 24 thiết bị phóng lướt siêu thanh YU-74.

RS-28 Sarmat mang được tải trọng thuốc nổ tương đương với 8 megaton TNT, tức đạt sức công phá gấp hơn 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống Nhật Bản vào năm 1945.

Thông điệp lạnh lùng TT Putin dành cho ông Biden: Đừng dỡn mặt với tên lửa Nga! - Ảnh 1.
Quân đội Nga dự kiến sẽ tiếp nhận tên lửa RS-28 Sarmat vào năm 2021

RS-28 Sarmat sử dụng “công nghệ hồi quyển đa đầu đạn phân hướng độc lập” (MIRV) để tấn công, nghĩa là mỗi đầu đạn mà nó mang theo có thể độc lập tấn công từng mục tiêu riêng rẽ. Tùy thuộc vào vị trí triển khai trên không trung và cách thức di chuyển, mỗi đầu đạn có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm dặm.

Theo tờ Jerusalem Post của Israel, Sarmat rõ ràng là một thông điệp mà Nga muốn gửi tới Mỹ, Châu Âu cũng như nhiều cường quốc quân sự khác về khả năng hiện tại của Nga. Tên lửa khổng lồ Sarmat không có ứng dụng thực tế nào khác ngoại trừ vũ khí hạt nhân chiến lược.

Bên cạnh đó, Nga cũng đang nghiên cứu các loại vũ khí mới khác như ngư lôi không người lái Poseidon, tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kinzhal và vũ khí laser bí mật mang tên Peresvet. Moscow cho biết, những phương tiện này đã được đưa vào biên chế, tuy chưa rõ hoạt động của chúng sẽ như thế nào.

Thông điệp liên quan tới Sarmat được Nga phát đi trùng với thời điểm chính quyền mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Joe Biden sẽ lên nắm quyền ở Washington vào ngày 20/1 tới đây.

Như vậy, rõ ràng Nga muốn phô diễn cho Mỹ thấy thành tựu công nghệ mới mà họ đã triển khai và phát triển trong thời gian Tổng thống Donald Trump còn đương chức, như một sự việc đã rồi và không thể đảo ngược.

Các cuộc thử nghiệm Sarmat mới sẽ sớm bắt đầu và Nga hy vọng sẽ triển khai tên lửa vào năm 2022. Đây là một phần trong rất nhiều loại vũ khí, từ máy bay không người lái đến máy bay chiến đấu, cũng như tên lửa phòng không và vũ khí siêu vượt âm mà Nga đang đẩy mạnh phát triển.

T.H

Bài mới
Đọc nhiều