+
Aa
-
like
comment

Thiếu hụt vắc xin Covid-19 và hy vọng từ vắc xin Nano Covax của Việt Nam

Sơn Ca - 20/06/2021 12:58

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hơn mỗi ngày, bài toán đặt ra với Việt Nam là làm sao đẩy lùi dịch Covid-19 sớm nhất trong điều kiện thiếu vắc xin.

Những người tình nguyện tiêm vắc xin Nano Covax đầu tiên trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 hôm 15.6 tại H.Bến Lức, Long An

Hiện tại, Nanogen – đơn vị chế xuất vắc xin Nano Covax “made in Vietnam” có thể sẵn sàng đảm bảo quy mô sản xuất khoảng 8 – 10 triệu liều/tháng, giải quyết nhu cầu cấp bách hiện nay.

Thiếu hụt nguồn vắc xin

Tình hình dịch bệnh và chiến lược vắc xin tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, nhưng “lỗi nhịp” nhiều hay ít phụ thuộc vào chúng ta và chúng ta “phải chạy đua thời gian thì mới khắc phục được rủi ro này”. Một trong các giải pháp trọng tâm là kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”. Trong đó, mấu chốt chính là thực hiện chiến lược vắc xin để đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Phải xây dựng và công khai lộ trình tiêm vắc xin cho người dân biết. Cụ thể đến hết tháng 6 tiêm được bao nhiêu, tháng 7, tháng 8 tiêm được bao nhiêu, hết quý 3/2021 là bao nhiêu và đến cuối năm được bao nhiêu. Bao giờ đạt được mục tiêu cộng đồng.

Thiếu hụt vắc xin Covid-19 và hy vọng từ vắc xin Nano Covax của Việt Nam - Ảnh 1.

Theo thống kê, để tạo được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần tiêm vắc xin ít nhất cho 70% dân số. Tức là 1 đợt tiêm cần khoảng 68 triệu liều vắc xin và 2 đợt tiêm cần khoảng 136 triệu liều. Bộ Y tế cho biết, số vắc xin đang đặt hàng cho cả năm 2021 khoảng trên 100 triệu liều. Tuy nhiên, thời hạn cung cấp không cam kết đảm bảo đúng theo kế hoạch. Chưa kể, mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện chương trình COVAX đang thiếu khoảng 200 triệu liều trong tháng 6 và tháng 7. Như vậy bài toán đặt ra với Việt Nam là làm sao đẩy lùi dịch Covid-19 sớm nhất và đạt tác dụng tương đương như miễn dịch cộng đồng sớm nhất trong điều kiện thiếu vắc xin.

Hy vọng vào vắc xin Việt Nam Nano Covax

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đến nay, Việt Nam đã tiêm được 1,55 triệu liều cho các nhóm đối tượng ưu tiên và công nhân, trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 59.608 người. Hiện tại, các địa phương vẫn đang tiếp tục triển khai, yêu cầu tiêm xong trong tháng 6.

Trong tình cảnh nguồn vắc xin thiếu và phụ thuộc bên ngoài, mới đây, thông tin rất khả quan là Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, vắc xin Covid-19 đầu tiên của Việt Nam mang tên Nano Covax của Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen (Công ty Nanogen).

Hiện đã tuyển lựa được 500 người được tuyển chọn để tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax GĐ 3
Tình nguyện viên tham gia tiêm vắc xin Nano Covax thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 có cả những người lớn tuổi

Tới ngày 15.6, giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax đã chính thức diễn ra trên 13.000 người. Cụ thể, ở phía Nam, Viện Pasteur TP.HCM đã khởi động tiêm thử nghiệm tại Bệnh viện Đa Khoa Bến Lức, tỉnh Long An cho những tình nguyện viên đầu tiên. Ở phía Bắc, Học viện Quân Y cũng triển khai tiêm tại Hà Nội và Hưng Yên. Dự kiến, tuần sau sẽ tiếp tục tiêm thử nghiệm lâm sàng vắc xin của Nanogen ở TP. Mỹ Tho và H. Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Thiếu hụt vắc xin Covid-19 và hy vọng từ vắc xin Nano Covax của Việt Nam - Ảnh 4.
Hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, Nanogen đã có thể đảm bảo được quy mô sản xuất khoảng 8 – 10 triệu liều/tháng (Ảnh: Tú Uyên)

Theo Công ty Nanogen, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 là thử nghiệm cuối cùng sẽ được chia làm 2 giai đoạn nhỏ, trong đó, giai đoạn 3A thực hiện tiêm cho 1.000 tình nguyện viên, nếu kết quả tốt sẽ tiến hành phê duyệt giấy phép lưu hành khẩn cấp cho tiêm chủng rộng rãi.

Trước đó, để được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, vắc xin Covid-19 Nano Covax đã phải trải qua những giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt cũng như đánh giá thận trọng về tính an toàn, hiệu quả. Nhiều kỳ vọng cho Nano Covax khi hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn 1, 2 đạt trên 80%. Hiện tại, Nanogen cũng đã có thể đảm bảo được quy mô sản xuất khoảng 8 – 10 triệu liều/tháng. Đây là một nỗ lực rất đáng kể trong bối cảnh nhu cầu vắc xin cấp bách hiện nay.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều