Thêm nhiều tín hiệu lạc quan trong chống dịch ở TP.HCM
Theo lãnh đạo Ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM, sáu ngày liên tiếp ca mắc mới dưới 1.000 ca mỗi ngày, ca tử vong dưới 50, bệnh nhân nặng và nhập viện cũng giảm..
Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác chống dịch trên địa bàn, chiều 27/12.
Theo ông Hải, đến 18h ngày 26/12, TP HCM ghi nhận hơn 500.000 ca mắc Covid-19. Thành phố đang điều trị hơn 7.929 bệnh nhân, trong đó 241 trẻ em dưới 16 tuổi, 403 bệnh nhân nặng đang thở máy, 16 bệnh nhân được can thiệp ECMO. Cùng ngày, ngành y tế ghi nhận hơn 436 bệnh nhân nhập viện và 543 bệnh nhân xuất viện, 30 trường hợp tử vong. Tổng số ca tử vong từ đầu năm đến nay là 19.738.
Thống kê của ngành y tế thành phố, trong 7 ngày qua, số ca mắc mới tại thành phố giảm dưới 1.000 ca mỗi ngày. Cụ thể, số ca mắc mới từ ngày 20/12 đến nay lần lượt là: 687, 813, 979, 787, 679, 885 và 544. Số bệnh nhân tử vong do Covid-19 trong khoảng thời gian này cũng giảm, lần lượt là: 58, 46, 44, 44, 42, 36, 30.
“Những con số này phản ánh đúng tình hình dịch ở TP HCM, cơ quan chức năng thống kê dựa vào lấy mẫu xét nghiệm những nhóm nguy cơ cao, đúng quy trình, chứ không phải nêu để lấy thành tích. Như hôm qua, số ca mắc mới trên địa bàn là 544”, ông Hải nói.
Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi “số ca nhiễm mới công bố mỗi ngày có thật hay không?”, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết sau giai đoạn giãn cách, phương án xét nghiệm không thay đổi, ngành y tế vẫn lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng, trường học, nhà máy, xí nghiệp như trước.
“Gần đây, số ca mắc mới trên địa bàn giảm. Mặt khác, ngành y tế không chỉ dựa vào số ca nhiễm mà còn so sánh, quan sát số ca nhập viện, chuyển nặng, tử vong… và tất cả đều giảm”, ông Tâm nói và cho rằng có thể xem đây là tín hiệu lạc quan của công tác chống dịch tại thành phố.
Tuy nhiên, lãnh đạo HDCD cũng cho rằng người dân không nên chủ quan, nhất là khi vừa trải qua dịp lễ Noel và sắp tới là Tết Dương lịch. Bên cạnh đó, thành phố vừa thí điểm cho học sinh học trực tiếp trở lại 2 tuần và dự kiến mở rộng các khối lớp khác. Khi nhiều học sinh trở lại trường, số ca F0 dự kiến tăng. Thành phố cần có phương án kiểm soát dịch trong tình hình mới.
“Chúng ta có thể tạm vui mừng, nhưng không được quá chủ quan, lơ là vì trước mắt còn nhiều dịp lễ, Tết và các hoạt động xã hội cũng đã dần mở trở lại. Người dân cần tuân thủ 5K và thực hiện các hướng dẫn của ngành y tế”, ông Tâm nói.
Thách thức hoàn thành sớm mũi 3
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết từ tháng 9 đến nay, phương án xét nghiệm của thành phố không thay đổi. Việc đánh giá tình hình dịch không phải chỉ dựa trên số ca nhiễm mà còn so sánh số ca nhập viện, chuyển nặng, tử vong.
“Đây là tín hiệu lạc quan nhưng không nên chủ quan. Thành phố vừa thí điểm học trực tiếp trở lại đối với học sinh khoảng 2 tuần, tình hình tương đối ổn định. TP có thể tạm vui mừng nhưng không quá chủ quan và lơ là trước lễ, Tết truyền thống và khi các hoạt động dần mở lại. HCDC khuyến cáo người dân tuân thủ 5K, để kéo dài sự lạc qua này”, ông Tâm nói.
Về tiến độ tiêm mũi 3, Bộ Y tế yêu cầu hết quý I/2022, thành phố hoàn thành tiêm mũi nhắc lại cho người dân 18 tuổi trở lên, tuy nhiên thành phố đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành vào tháng 1/2022. Đây là một thử thách bởi nhiều điều kiện khách quan và trong bối cảnh thời gian chỉ còn hơn 1 tháng.
“Ngành y tế sẽ cố gắng, phấn đấu để hoàn thành”, ông Tâm nói thêm.
Chưa có kế hoạch mở lại dịch vụ karaoke, massage
Trả lời câu hỏi Sở Y tế đánh giá số ca nhiễm công bố mỗi ngày hiện nay có phải số ca nhiễm thực, ông Phạm Đức Hải (Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM) khẳng định con số mà Sở Y tế báo cáo là báo cáo thực, không có chuyện lấy thành tích mà thành phố giảm xuống. Số liệu đều dựa vào đối tượng được thành phố nắm được, phát hiện được và công bố theo quy trình.
Về kế hoạch mở lại karaoke, massage trên địa bàn, ông Phạm Đức Hải cho biết UBND TP đang khẩn trương theo dõi tình hình dịch bệnh hàng ngày để xem khi nào có thể mở lại dịch vụ này được.
“Thường trực UBND TP đang xem xét và sẽ trả lời báo chí trong thời gian sớm nhất”, ông Hải nói.
Sở GD&ĐT trấn an phụ huynh học sinh
Ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) cho biết Sở đã có hướng dẫn 3481 ngày 6/12 về tổ chức kiểm tra đánh giá cuối học kỳ 1 cho các khối học sinh trong thời gian tới.
Trong văn bản, theo quy định Thông tư 09, việc kiểm tra học kỳ phải đảm bảo quy tắc chính xác công bằng khách quan, trung thực. Việc kiểm tra diễn ra trực tiếp theo quy định, khi UBND TP cho phép những khối khác học trực tiếp, cơ sở giáo dục thực hiện việc ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi các em bước vào kỳ kiểm tra.
Theo ông Tân, đối với nhóm học sinh chưa thể đến trường, việc kiểm tra được quy định rõ là thực hiện trực tiếp khi các em đi học lại. Trường hợp không thể đến trường vì lý do bất khả kháng thì có thể thực hiện bằng hình thức kiểm tra trực tuyến.
Như vậy khối THCS lớp 6 đến 9 và khối THPT từ lớp 10 đến 12 được kiểm tra đánh giá học kỳ 1 tại trường. Bộ phận không tham gia được, hiệu trưởng các trường điều chỉnh để phù hợp hình thức kiểm tra các em.
“Phụ huynh đừng quá băn khoăn, việc kiểm tra học kỳ theo sát tiến độ người học. Hướng dẫn của ngành giáo dục đã đủ cho các trường đánh giá, triển khai đúng quy định”, ông Tân trấn an.
Sau 2 tuần học thí điểm trực tiếp, đến 23/12, TP phát hiện 47 F0, với 40 học sinh và 7 giáo viên ở 15 quận, huyện. Việc học diễn ra đúng theo kế hoạch Sở GD&ĐT định ra. Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT đã báo cáo Thường trực UBND TP, Thường trực đang xem xét công bố kế hoạch học tiếp theo theo khối lớp, thời gian nào trong thời gian sớm nhất.
Số ca mắc mới giảm dưới 1.000 ca/ngày Theo thống kê của Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, một tuần qua số ca mắc mới tại thành phố giảm dưới 1.000 ca mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày, địa bàn ghi nhận dưới 50 ca tử vong, trong đó có nhiều ca từ các tỉnh, thành phố khác chuyển đến.
Sở Y tế TP.HCM nhận định việc phát hiện kịp thời F0 trong nhóm nguy cơ để can thiệp ngay góp phần giảm nguy cơ tử vong. Các quận, huyện đang tiếp tục triển khai xét nghiệm tầm soát cho tất cả người dân thuộc nhóm nguy cơ và cung cấp ngay thuốc kháng virus cho F0 nhóm này.
TP.HCM là nơi triển khai tiêm vaccine đầu tiên và nhiều nhất cả nước. Đến nay, thành phố đã tiêm hơn 15 triệu mũi vaccine Covid-19, trong đó gần 8 triệu mũi một, gần 7 triệu mũi hai và hơn 140.000 mũi ba.
Sáng cùng ngày, hình ảnh giấy xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 Omicron bằng kỹ thuật rRT-PCR của một bệnh nhân tại Bệnh viện FV (TP.HCM) được lan truyền trên mạng. Đại diện của Bệnh viện FV khẳng định đây là thông tin giả mạo.
Đến 18h ngày 26/12, TP.HCM vượt 500.000 ca mắc Covid-19. Thành phố đang điều trị hơn 7.929 bệnh nhân, trong đó có 241 trẻ em dưới 16 tuổi, 403 bệnh nhân nặng đang thở máy, 16 bệnh nhân được can thiệp ECMO. Cùng ngày, ngành y tế ghi nhận hơn 436 bệnh nhân nhập viện và 543 bệnh nhân xuất viện, 30 trường hợp tử vong. Tổng số tử vong cộng dồn đến nay hơn 19.000 trường hợp.
Hồng Anh