+
Aa
-
like
comment

Thêm một trò hề của Việt Tân

28/07/2020 17:42

Thông tin Tòa án TP.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử 8 thành viên của “nhóm Hiến Pháp” vào ngày 31/7 về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự 2015 đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý, không thể thiếu là những “lời kêu gọi” của thế lực thù địch, phản động lưu vong ở nước ngoài.

Mới đây, trên mạng xã hội, Tổ chức Việt Tân liên tục kêu gọi mọi người hãy hướng về phiên tòa ủng hộ và đồng hành cùng những người yêu nước. Dĩ nhiên “lời kêu gọi” này chỉ mang tính chất cổ vũ với các đối tượng phản động, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Ngược lại, nó chẳng khác một trò hề, xàm xí trước mắt người dân Việt Nam yêu nước, chính nghĩa.

Lời kêu gọi “xàm xí” của Việt Tân

Theo đó, trên trang mạng Việt Tân có đăng bài viết với tiêu đề “Toà án Cộng sản Việt Nam sẽ xử 8 thành viên nhóm hiến pháp vào ngày 31/7/2020”.

Mạng Việt Tân kêu gọi ủng hộ 8 thành viên “nhóm HIến pháp”

Theo Việt Tân, “nhóm Hiến Pháp” được thành lập năm 2017 với mục tiêu cổ suý dân quyền quy định trong Hiến pháp của Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm vẫn bị chế độ cộng sản đàn áp.

Hai thành viên của nhóm là ông Huỳnh Trương Ca và Lê Minh Thể đã bị bắt và kết tội lần lượt theo hai tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” với mức án tù tương ứng là 5 năm rưỡi và 2 năm. Ngoài ra còn có một số thành viên của “nhóm Hiến Pháp” khác từng tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.

Những “rận dân chủ” cũng “đu” theo khi cho rằng chính quyền Việt Nam muốn bắt ai thì bắt, chỉ cần Đảng gán cho cái tội “lật đổ chính quyền” và xử bỏ tù là xong. Chúng lộng ngôn khi cho rằng “Xã hội chủ nghĩa thì không có nhân quyền. Người dân không có quyền bào chữa hoặc tố cáo chính quyền, Nhà nước, Đảng. Với các vụ xử tội yêu nước đòi bảo vệ đất nước thì chỉ khi có áp lực của quốc tế thì Đảng mới xử tống đi ra nước ngoài, tức là trục xuất khỏi đất nước..v..v.

Tuy nhiên, những lời lẽ, luận điệu đó thực chất vẫn là chiêu bài đánh vào tâm lý chú ý của cộng đồng mạng bằng thủ đoạn giật tít các bài viết, video… mà chúng tung lên mạng xã hội.

Nếu dư luận không tỉnh táo sẽ bị ám thị bởi những tiêu đề mà chúng đưa lên, còn thực chất xem những nội dung bên trong thấy rõ sự xuyên tạc, đặt điều của Việt Tân. Bản chất xấu xa, hèn hạ của Việt Tân khó có thể che giấu bởi từ chính những hành động xuyên tạc của chúng trên mạng xã hội.

Thế nên, với “lời kêu gọi” này càng cho thấy đây chỉ là một trò hề và một lần nữa Việt Tân đang tự vạch trần sự dơ bẩn của mình cho thiên hạ được ngắm nhìn. Ngồi nhà bàn chuyện thiên hạ đòi lật đổ chế độ trong khi bản thân chả giúp gì được cho xã hội, chỉ chăm chăm nhằm cái xấu để mà bốc phét, lên để gây kích động trong quần chúng nhân dân.

Hiến pháp của Việt Nam không phải dành cho một nhóm phản động

Năm 2013 được coi là dấu mốc quan trọng của Việt Nam khi nước ta chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Quyền con người Liên Hợp quốc vào ngày 12/11/2013; tiếp đó đến ngày 28/11/2013, Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 2013) đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua, thay thế Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 có những sửa đổi, bổ sung đã kế thừa tinh thần về quyền con người của Hiến pháp năm 1992 và có những phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Với Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người” trở thành tiêu đề của tên Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền và nghĩa vụ của công dân” như tất cả các bản Hiến pháp trước đây. Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” này là sự khẳng định vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn trong bối cảnh phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được đặt ngay tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 đề cao nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mục đích cuối cùng của Hiến pháp năm 2013 là nhằm khẳng định và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân.

Hiến pháp năm 2013 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền con người, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa.

Chẳng hạn, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (Điều 24); “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội” (Điều 28); “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (Điều 36)”… Việc nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người là hoàn toàn phù hợp với bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam.

Theo đó, Nhà nước luôn chăm lo đến con người, đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người, đến sự phát triển toàn diện của tất cả mọi người, và đặc biệt chịu trách nhiệm chính trong việc tôn trọng, thực thi và bảo đảm các quyền con người.

Ấy thế mà, “nhóm Hiến Pháp” được Nguyễn Thị Thuỳ, sinh năm 1969, đối tượng phản động đang sống lưu vong tại Mỹ nhen nhóm thành lập với danh xưng “nhóm Hiến pháp”, chúng hoạt động chủ yếu trên không gian mạng, kêu gọi số khiếu kiện chống đối, số tù tha, số đối tượng phản động trên địa bàn tham gia vào tổ chức.

Mục đích của chúng là “sử dụng chính Hiến pháp của Việt Nam để lật đổ xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”; tuyên truyền, lôi kéo, kích động, người dân tuần hành, biểu tình. Để thực hiện mưu đồ đó, Nguyễn Thị Thuỳ nhận số tiền viện trợ của các đối tượng phản động lưu vong từ hải ngoại, in ấn hiến pháp để phát cho người dân để kích động người dân chống lại chính quyền, chống Đảng và Nhà nước.

Các đối tượng này đã tán phát hàng trăm bài viết, hình ảnh, video, xuyên tạc, đả kích chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa…

Nhóm đã từng tham gia biểu tình chống hai dự thảo luật: Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng vào dịp ngày 10/06/2018. Sau đó, nhóm chuẩn bị phương tiện, tổ chức một cuộc biểu tình khác vào ngày 04/09/2018, nhưng chưa khởi sự thì đã bị bắt giữ. Trong số tang vật bị bắt giữ có cả các roi điện tự chế (ống tre + pin tích điện), móc sắt, ná thun, ốc vít, bi sắt, kiếm, gậy, côn nhị khúc, bộ quần áo lính chế độ cũ; Hàng trăm biểu ngữ, khẩu hiệu phản động và logo cờ vàng ba sọc đỏ..v..v.

Nói ra để thấy, Hiến pháp năm 2013 đã tiếp thu quy định của Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự; quyền kinh tế, văn hóa. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Và thêm một lần nữa minh chứng, các thế lực ở bên ngoài luôn tận dụng mọi cơ hội chống phá trên nhiều mặt trận khác nhau. Do đó, mỗi người dân bằng việc cảnh giác, không nghe, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, không để bị mua chuộc, dụ dỗ mà cần phải vạch trần bản chất chống phá của các thế lực ngoại bang, trong đó có “nhóm Hiến pháp”.

Bởi đơn giản một điều, Hiến pháp của một nước được ban hành không phải vì lợi ích của một nhóm người có tư tưởng phản động, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều