+
Aa
-
like
comment

Thêm một cơ chế siết chặt tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

25/12/2019 21:55

Đối thoại chính sách quốc phòng là sáng kiến của Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia, cho đến nước ta đã thực hiện đối thoại với nhiều nước.

anhan
doithoaiando
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 12.
anhat
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7
auc
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam và Australia lần thứ 2

Trong đó, một trong những Đối thoại Chính sách quốc phòng đáng chú ý trong năm 2019 là cuộc gặp giữa Việt Nam với với Hoa Kỳ diễn ra vào ngày 11-12/12/2019. Chủ trì cuộc đối thoại về phía Việt Nam là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, còn về phía Hoa Kỳ là ông Randall Shriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Nam và Đông Nam Á.

Cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng năm 2019, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trao đổi và thống nhất nhiều quan điểm trên các lĩnh vực chung và cụ thể. Đó là về tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm; Đánh giá kết quả hợp tác năm 2019, xác định phương hướng hợp tác năm 2020 và các năm tiếp theo phù hợp với Bản ghi nhớ về Thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011; Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng VN – HK năm 2015. Đáng chú ý, trong cuộc đối thoại năm nay hai bên đã chú ý đến triển khai Dự án tẩy độc dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, Hoa Kỳ đã chính thức chuyển giao tàu tuần tra quân sự lớp Hamilton thứ hai cho Việt Nam, cùng sự hỗ trợ đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, cũng như nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển cho lực lượng cảnh sát biển nước ta.

doithoaiquansu
Đối thoại Chính sách quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trong khi đó, để tạo cớ cho cuộc xâm lược Biển Đông, Trung Quốc đã có nhiều thủ đoạn xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Phía ta đã nhiều lần tuyên bố có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đảo nói trên. Những hành vi xâm lấn của Trung Quốc là hết sức trắng trợn. Trong giai đoạn từ tháng 7 – 10/2019, Trung Quốc đã đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn kêu gọi Trung Quốc cùng nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của quan hệ hai nước, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Đối thoại về chính sách quốc phòng, an ninh là một cơ chế chính trị đặc biệt về hợp tác bảo vệ hoàn bình, bảo vệ đường biển, nhất là trên Biển Đông. Đối thoại về chính sách quốc phòng thường đề cập đến trách nhiệm của mối bên khi một trong hai bên có nguy cơ bị xâm lược. Với VN, bên cạnh việc công khai “Sách trắng về quốc phòng…” năm 2019 – đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng với các nước.

Đối thoại chính sách quốc phòng VN- HK năm 2019 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng âm mưu, thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông. Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ đều có chung mục đích là bảo vệ an toàn, an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông – đó là con đường biển quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực và trên thế giới. Hơn nữa đây còn là khu vực địa-chính trị, quân sự quan trọng trên con đường đi từ Đại Tây dương qua Thái Bình dương đến Ấn độ dương.

Về nội dung đối thoại chính sách quốc phòng năm nay, hai bên đã có chung nhận thức về chính trị và quân sự. Trong đó Hoa Kỳ có cơ sở pháp lý để đưa các thiết bị và tầu quân sự vào khu vực Biển Đông để bảo vệ tuyến đường hàng hải quan trọng này. Đối thoại chính sách quốc phòng năm 2019 tuy không chỉ rõ Trung Quốc là đối tượng cần đấu tranh, nhưng thực tế cho thấy chính nước này là một nguy cơ hiện hữu – trên tuyến đường hàng hải, hàng không đi qua Biển Đông, trong đó bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Như vậy có thể nói, Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2019 là thêm một cơ chế siết chặt tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Thanh Nguyễn

Bài mới
Đọc nhiều