+
Aa
-
like
comment

Báo Úc lý giải vì sao Việt Nam lại muốn tự sản xuất vaccine Covid-19

Bảo Trâm - 31/05/2021 07:32

Trang The Sydney Morning Herald của Úc đã có bài viết với tiêu đề “Made in Vietnam: why Hanoi wants to make its own vaccine” (Made in Vietnam: Tại sao Hà Nội muốn tự sản xuất vaccine) để nói về nỗ lực tự cường trong chiến lược tự sản xuất vaccine Covid-19.

Theo The Sydney Morning Herald, dù nhìn nhận theo cách nào đi chăng nữa, thì thành tích của Việt Nam trong thời kỳ đại dịch là rất đáng chú ý.

Giờ đây, trong bối cảnh làn sóng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã hoành hành ở Đông Nam Á trong sáu tuần qua, Việt Nam đang tìm cách trở nên nổi bật một lần nữa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tiêm mũi 1 và mũi 2 để hoàn tất tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 của vaccine NanoCovax.

Tại Việt Nam, có 3 loại vaccine đang được điều chế nhằm cung cấp vaccine cho cả nước và cả thế giới, theo Sydney Morning Herald.

Hai loại đang được sản xuất bởi các công ty nhà nước nhưng tiền thân là nhà sản xuất thuốc Nanogen, đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Quân y Việt Nam ở Hà Nội với tham vọng có thể xuất khẩu toàn cầu đối với ứng cử viên mang tên Nanocovax.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Sydney Morning Herald và The Age, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Nanogen, Tiến sĩ Đỗ Minh Sĩ cho biết ông hy vọng loại vắc xin này sẽ sớm được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Theo ông, công ty có khả năng sản xuất 120 triệu liều thuốc mỗi năm và hiện công ty đang đàm phán để mở rộng thêm công suất với các nhà máy sản xuất của Ấn Độ và Hàn Quốc.

Ông Sĩ nói: “Chúng tôi có thể sản xuất vaccine của mình ở đó và sau đó chúng tôi có thể bán ra thế giới. Đây là kế hoạch của chúng tôi!”

Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc tiêm chủng vì chúng tôi đã sản xuất được rất nhiều vaccine cho người dân Việt Nam. Chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ công nghệ của mình với các quốc gia có thu nhập thấp”, ông Sĩ nói với Sydney Morning Herald.

Hiện tại, Nanogen đang gấp rút thực hiện giai đoạn ba của các thử nghiệm lâm sàng, một số thử nghiệm trong số đó được ông cho biết sẽ được tiến hành ở Philippines và Bangladesh vì Việt Nam có số ca mắc thấp như vậy nên rất khó để chứng minh đầy đủ hiệu quả của vaccine tại nhà.

Việt Nam đã bảo đảm tiêm chủng 1 triệu liều vaccine AstraZeneca, chủ yếu thông qua cơ quan toàn cầu quốc tế có tên COVAX, công ty hy vọng một phần lớn dân số của đất nước cuối cùng sẽ được tiêm các loại vắc xin tự sản xuất như Nanocovax.

Trước đó, Việt Nam đã nộp đơn lên Tổ chức Y tế Thế giới để chuyển giao công nghệ, cho phép một công ty trong nước bắt đầu sản xuất vaccine dựa trên mRNA, phương thức phát triển giống với các loại vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna đã được phát triển trên thế giới trước đó.

Tiến sĩ Đỗ Minh Sĩ cho biết, điểm hấp dẫn của Nanocovax là không giống như yêu cầu bảo quản dưới 0 độ C của vắc xin mRNA, nó có thể được giữ ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, đây là điều kiện lý tưởng để phân phối trên khắp Việt Nam và các nước trong khu vực.

Đây là lý do tại sao tôi rất tin tưởng các cơ quan chức năng của Việt Nam đang chờ đợi vaccine của chúng tôi. Chúng tôi không thể chờ đợi vaccine của người nước ngoài”, ông nói.

Bảo Trâm (Theo The Sydney Morning Herald)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều