+
Aa
-
like
comment

The Star: Bất chấp đại dịch, sữa Việt Nam vươn mình ra thế giới

Hạnh Văn - 23/03/2021 17:17

Mới đây, Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tăng mức lương tối thiểu thêm 6% so với hiện tại, áp dụng chính thức từ ngày 1/7/2024.  Đây được xem là tin vui cho toàn thể người lao động trên cả nước, sẽ giúp cải thiện phần nào cuộc sống cho người lao động.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng 5 - 6% mức lương tối thiểu vùng năm 2024 để bù đắp chỉ số trượt giá cho người lao động.
Tăng 6% mức lương tối thiểu vùng năm 2024 để bù đắp chỉ số trượt giá cho người lao động.

Trả lời công văn số 1167/BLĐTBXH-QHLĐTL ngày 22/3/2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tại văn bản số 1943/BNV-TL ngày 10/4/2024, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

Thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thực hiện từ ngày 1/7/2024; đồng thời, đề nghị rà soát việc điều chỉnh mức lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019.

Với đề xuất này, lương vùng I nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng II là 4,41 triệu đồng; vùng III là 3,86 triệu đồng và vùng IV đạt 3,45 triệu đồng.

Cùng với lương tối thiểu tháng, mức lương tối thiểu theo giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng I lên 23.800 đồng/giờ; vùng II lên 21.200 đồng/giờ; vùng III là 18.600 đồng/giờ; vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.

Theo đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức điều chỉnh này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu đến hết năm 2024, để cải thiện phần nào cuộc sống cho người lao động.

Mức lương tối thiểu vùng này cũng được cho là cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025, tức là cơ quan xây dựng chính sách đã tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024.

Lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng bảo hiểm?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một khoản tiền nhất định để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Tiền lương làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm trên chính là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, tiền lương này bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể và được chi trả thường xuyên trong kì trả lương cho người lao động.

Theo ILO, lạm phát đang tác động làm giảm lương và thu nhập của khoảng 186 triệu người lao động khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, cần điều chỉnh lương tối thiểu theo kịp lạm phát để giữ giá trị thật của tiền lương cho người lao động.
Theo ILO, lạm phát đang tác động làm giảm lương và thu nhập của khoảng 186 triệu người lao động khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, điều chỉnh lương tối thiểu theo kịp lạm phát để giữ giá trị thật của tiền lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Trong đó, người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Khảo sát cho thấy nhiều người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu.
Khảo sát cho thấy nhiều người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu.

Như vậy, có thể thấy, lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mới.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?

Theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã dẫn chiếu ở trên, mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH được xác định như sau:

– Người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

– Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

– Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

– Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

Bích Vân

Bài mới
Đọc nhiều