+
Aa
-
like
comment

Thế giới bên bờ vực thẳm?

Tuệ Ngô - 10/11/2022 14:28

Có phải chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu toàn cầu do cuộc xâm lược Ukraine của Nga gây ra? Câu hỏi được đặt ra khi xung đột Nga – Ukraine đang làm trầm trọng khủng hoảng lương thực toàn cầu, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, dù giàu hay nghèo.

Châu Phi gặp khủng hoảng lương thực trầm trọng

Trong nhiều tháng, giá dầu và khí đốt tự nhiên cao ngất trời đã làm rung chuyển khắp thế giới và các chuyên gia cảnh báo rằng sẽ không có hồi kết nếu cuộc chiến ở Ukraine còn tiếp diễn. Từ Ecuador đến Nam Phi, tình trạng thiếu nhiên liệu và mất điện đã đẩy các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu vào tình trạng hỗn loạn kinh tế, khiến các chính phủ tuyệt vọng phải loay hoay tìm các giải pháp thay thế.

Mới đây, Nga đã rút khỏi thỏa thuận do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm đảm bảo các tàu chở ngũ cốc đi qua Biển Đen một cách an toàn, chỉ 3 ngày sau sẽ tái gia nhập. Việc Nga rút khỏi thỏa thuận đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu – những lo ngại vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn kể từ khi nước này tái gia nhập vì sự trở lại của nó đi kèm với các điều kiện.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông bảo lưu quyền rút lui một lần nữa nếu Kyiv, thủ đô Ukraine sử dụng hành lang nhân đạo cho các cuộc tấn công, lý do mà Nga đưa ra để rút quân ban đầu. Điện Kremlin cũng cảnh báo rằng họ vẫn chưa quyết định có gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, sẽ hết hạn sau hai tuần hay không.

Chiến sự Nga-Ukraine khoét sâu thêm tình trạng khủng hoảng lương thực

Các quan chức ở Nga lo ngại rằng các tàu chở ngũ cốc có thể đã đóng vai trò như một chiếc áo choàng cho một cuộc tấn công vào căn cứ hải quân của nước này vào hôm 5/11 tại Sevastopol trên Bán đảo Crimea.

Trên bình diện quốc tế, việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine đang có tác động lớn đến thị trường ngũ cốc, gia súc và thực phẩm trên toàn thế giới vì vai trò của khu vực Biển Đen là nhà cung cấp chính cho nhu cầu ngũ cốc của thế giới – chủ yếu là lúa mì, mà còn là ngô, hoa hướng dương, lúa mạch và các loại cây trồng khác.

Nga cùng Ukraine chiếm hơn 1/4 nguồn cung lúa mì trên thế giới, trong đó các nước châu Phi và Trung Đông như Ai Cập, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc nhiều vào nguồn lương thực này.

LHQ cảnh báo khủng hoảng lương thực trầm trọng tại khu vực Trung Mỹ

Có lẽ chúng ta sẽ gần nhất chứng kiến ​​một cuộc khủng hoảng lương thực hoặc tình trạng thiếu lương thực ở một số quốc gia nghèo hơn ở Trung Đông và châu Phi, những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mì từ Ukraine trước chiến tranh.

Hồi tháng 5, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) báo cáo giá lương thực toàn cầu đã tăng hơn 20% so với năm trước, trong đó giá ngũ cốc tăng 30%.

Phó giáo sư Đại học Michigan cho biết: “Giá lương thực toàn cầu đang gần ở mức cao nhất mọi thời đại. Hậu quả là một số khu vực và nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất có thể đối mặt với nạn đói, kéo theo bất ổn xã hội.”

Nhiều nền kinh tế phát triển đang đối mặt với sự suy giảm mạnh về triển vọng kinh tế của họ, nhưng các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng lương thực là các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển, đang phụ thuộc vào nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu ngày càng đắt đỏ. Những nền kinh tế này đối mặt với khối nợ ngày càng phình to trong bối cảnh lãi suất toàn cầu tăng và đồng tiền mất giá.

Khủng hoảng lương thực toàn cầu đang là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia.

Chi phí lương thực tăng cao sẽ làm xói mòn dự trữ ngoại tệ ở nhiều nước có nền kinh tế mong manh hoặc đang có bất ổn về chính trị. Những nước này vốn đã đối mặt với các vấn đề cân bằng thanh toán sau do tác động đại dịch Covid-19 và chi phí năng lượng tăng cao.

Tuy nhiên mới đây, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Nga sẽ tham gia trở lại thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sau khi nhận được cam kết đảm bảo bằng văn bản của Ukraine rằng không sử dụng các hành lang nhân đạo và các cảng biển của nước này cho các hoạt động quân sự chống lại Nga. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn nhận định rằng khủng hoảng năng lượng sẽ còn tiếp tục chừng nào cuộc chiến này còn tiếp diễn.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều