+
Aa
-
like
comment

Thấy gì khi Thủ tướng phát lệnh chống giặc giữa thời bình?

sông trà - 04/02/2020 11:42

Dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona (nCoV) mới gây ra đang hoành hành tại Trung Quốc và lây lan nhiều quốc gia với số người mắc và tử vong tăng cao liên tục. Việt Nam cũng đã có một số trường hợp, cộng với “sự lan tỏa” những thông tin không chính thức mạng xã hội đã và đang tạo tâm lý hoang mang cho dư luận.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tinh thần chống dịch như chống giặc.

Chu kỳ đại dịch

Trong 50 năm qua, loài người trải qua một loạt các bệnh truyền nhiễm có sức lây lan nhanh. Cuộc khủng hoảng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS những năm 1980 bắt nguồn từ loài vượn lớn; virus Zika bắt nguồn từ loài muỗi; dơi ăn trái truyền dịch Ebola; heo truyền cúm A/H1N1 và hiện nay, dơi được cho là nguồn cơn của dịch nCoV.

Báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 8 giờ 30, ngày 1/2/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona trên thế giới tiếp tục diễn biến nhanh và phức tạp. Tổng số trường hợp mắc bệnh trên toàn thế giới đã lên tới 11.949 ,trong đó tại Trung Quốc là 11.791. 259 trường hợp tử vong đều ở Trung Quốc. Tổng số trường hợp nhiễm chủng virus corona mới bên ngoài Trung Quốc là 158, đã lan rộng ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc).

Bệnh nhân được điều trị cách ly.

Cũng thông tin từ Bộ Y tế sáng 1/2 cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm một trường hợp dương tính với chủng mới của virus corona, nâng số người nhiễm loại virus nCoV này ở Việt Nam lên 6 người.

Đại dịch mới này khiến thế giới không thể không liên tưởng đến những chuyện tương tự đã xảy ra trong quá khứ như SARS hồi năm 2003 hay Ebola cách đây không lâu. Năm 2003, người dân sống ở Hà Nội người người bịt khẩu trang kín mít, hạn chế tiếp xúc, trò chuyện bởi nỗi sợ hãi mang tên SARS – bệnh mà cả thế giới đang khiếp sợ lúc bấy giờ.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dịch SARS đã bao trùm 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, 8.422 người mắc bệnh, trong đó có hơn 900 người chết. Nhiều nhất phải kể đến Trung Quốc với hơn 5.300 người nhiễm bệnh, trong đó có 349 người chết.

Ngày 26/2/2003 có thể coi là ngày bệnh SARS chính thức xâm nhập vào Việt Nam. Dịch SARS sau đó đã lây lan sang 37 bác sĩ, y tá, nhân viên của bệnh viện Việt – Pháp và nhiều bác sỹ đã qua đời vì bị lây nhiễm. Sau 45 ngày kể từ ca SARS đầu tiên, đến ngày 28/4/2003, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố đã khống chế được bệnh SARS…

Có thể thấy, bất cứ thời điểm nào trong tương lai, con người cũng sẽ trải qua những dịch bệnh lớn và rủi ro là điều không thể báo trước. Dường như những cơn đại dịch xuất hiện theo chu kỳ (10 năm – 15 năm – 20 năm) một lần khiến cho cả nhân loại, đặc biệt là các quốc gia trong tầm ảnh hưởng hoang mang.

Với nCoV cũng vậy, chưa bao giờ người dân lại nâng cao sự cảnh giác đối với căn bệnh này như bây giờ. Thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, tin tức về dịch bệnh được cập nhật hàng giờ, hàng ngày. Và dĩ nhiên, cách thức phòng, chống bệnh như thế nào cũng được người dân chia sẻ nhanh chóng từ các website chính thống của Bộ Y tế và các ngành liên quan.

Tinh thần chống dịch như chống giặc

Việt Nam đã chủ động, có chủ trương, biện pháp sớm và  đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh với tinh thần chống dịch như chống giặc. Những cuộc họp khẩn xuyên tết cổ truyền đã được diễn ra để đưa ra những phương án đối phó.

Tại cuộc họp khẩn về công tác phòng chống nCoV diễn ra vào chiều 27/1 (tức mùng 3 tết), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch gắn với tinh thần bảo vệ sức khỏe người dân là quan trọng nhất.

Ngày 28/1 (mùng 4 tết), Thủ tướng ban hành chỉ thị phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan, phải coi việc phòng chống dịch viêm phổi cấp nCoV như “chống giặc”.

Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), chiều 30/1, Thủ tướng nêu rõ:  “Tất cả chúng ta phải bình tĩnh, kiên quyết xử lý để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân”, Thủ tướng nói. Các cấp, các ngành, địa phương đều phải có phương án cụ thể, cương quyết để sẵn sàng ứng phó khi có ca nhiễm xuất hiện ở các địa phương. Cần đề cao cảnh giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tránh dịch nCoV lây lan diện rộng ở Việt Nam.

Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động điều kiện, phương tiện, mọi biện pháp phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), không để ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và phát triển kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Công văn số 79 và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số giải pháp như cấm hẳn đi lại ở đường mòn, lối mở. Dừng việc đưa người Việt Nam sang Trung Quốc lao động trong lúc có dịch. Bộ Ngoại giao có phương án sơ tán công dân khi cần thiết. Tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên. Ngành hàng không không đưa, đón máy bay từ các điểm có dịch đến Việt Nam và ngược lại.

Ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này. Khuyến cáo hạn chế đến Trung Quốc trừ trường hợp đặc biệt. Có biện pháp kiểm soát y tế tại các cửa khẩu. Ngành y tế theo dõi sát sao sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch từ Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày với tinh thần hạn chế đi lại.

Các cấp, các ngành liên quan, các địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch nCoV tại địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban trên tinh thần chủ động, “4 tại chỗ”. Hạn chế tập trung đông người, hạn chế các lễ hội và khi chưa khai mạc đều phải xin ý kiến về việc có cần thiết hay không.

Việc bắt buộc đeo khẩu trang trên phạm vi cả nước chưa thực hiện ngay nhưng Chính phủ khuyến nghị mọi người dân đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người. Công tác truyền thông, phải tập trung làm tốt và hiệu quả hơn, không gây hoang mang nhưng làm cho người dân nhận thức đầy đủ về nguy cơ, tự phòng ngừa.

Như vậy, với tinh thần chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng “phát lệnh”, ai cũng nhận thấy, những ngày này, toàn Đảng, toàn dân (nhất là ngành Y tế) đang căng mình ra phòng, chống dịch bệnh. Quyết liệt, không chủ quan, chủ động trong mọi tình huống… là những gì mà ngành Y tế và các ngành liên quan đang nỗ lực hết sức để có thể ngăn chặn dịch bệnh.

Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động điều kiện, phương tiện, mọi biện pháp phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), không để ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và phát triển kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Công văn số 79 và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số giải pháp như cấm hẳn đi lại ở đường mòn, lối mở. Dừng việc đưa người Việt Nam sang Trung Quốc lao động trong lúc có dịch. Bộ Ngoại giao có phương án sơ tán công dân khi cần thiết. Tạm ngừng các hoạt động đưa tour du lịch qua lại giữa hai bên. Ngành hàng không không đưa, đón máy bay từ các điểm có dịch đến Việt Nam và ngược lại.

Ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này. Khuyến cáo hạn chế đến Trung Quốc trừ trường hợp đặc biệt. Có biện pháp kiểm soát y tế tại các cửa khẩu. Ngành y tế theo dõi sát sao sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch từ Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày với tinh thần hạn chế đi lại.

Các cấp, các ngành liên quan, các địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch nCoV tại địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban trên tinh thần chủ động “4 tại chỗ”. Hạn chế tập trung đông người, hạn chế các lễ hội và khi chưa khai mạc đều phải xin ý kiến về việc có cần thiết hay không.

Việc bắt buộc đeo khẩu trang trên phạm vi cả nước chưa thực hiện ngay nhưng Chính phủ khuyến nghị mọi người dân đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người. Công tác truyền thông, phải tập trung làm tốt và hiệu quả hơn, không gây hoang mang nhưng làm cho người dân nhận thức đầy đủ về nguy cơ, tự phòng ngừa.

Như vậy, với tinh thần chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng “phát lệnh”, ai cũng nhận thấy, những ngày này, toàn Đảng, toàn dân (nhất là ngành Y tế) đang căng mình ra phòng, chống dịch bệnh. Quyết liệt, không chủ quan, chủ động trong mọi tình huống… là những gì mà ngành Y tế và các ngành liên quan đang nỗ lực hết sức để có thể ngăn chặn dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, người dân cũng cần phải chia sẻ có chọn lọc. Nhiều cư dân mạng đã chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, gây hoang mang cho người dân..
Thậm chí, có một bộ phận người kinh doanh đã lợi dụng dịch bệnh để đội giá khẩu trang y tế. Tại nhiều nơi, giá đã lên tới 300 nghìn đồng/hộp 20 cái, có nơi còn hét giá 450 nghìn đồng/hộp khiến dư luận bức xúc là điều không thể chấp nhận được.

Có điều, trên tất cả của việc “găm hàng-đội giá” – nó cho thấy đây là cái sự “kiếm lời từ thảm họa” của những con người vị kỷ. Tức là, có những nỗi sợ hãi đã biến thành tiền. Kinh doanh nỗi sợ hãi, trục lợi từ sự hoang mang của công chúng thậm chí còn trở thành một chiêu thức marketing.

Nói thẳng ra, dịch bệnh xảy ra là điều không ai mong muốn. Trong thời điểm khó khăn này, người dân cần chủ động, tích cực nắm bắt thông tin và tìm hiểu các kiến thức phòng, chống dịch, sát cánh bên nhau để “chiến đấu” với dịch bệnh, thay vì cứ làm “anh hùng bàn phím”, chia sẻ những thông tin thất thiệt.

Đồng thời, nó nhắc nhở nhân loại nói chung và chính phủ các quốc gia trên thế giới nói riêng về trách nhiệm phải tiếp tục luôn sẵn sàng đối phó với những đại dịch có thể bất ngờ bùng phát trong tương lai, bất kể đó là đại dịch cũ hay mới.

Sông Trà

Bài mới
Đọc nhiều