+
Aa
-
like
comment

“Thấy chết không cứu”: Saudi sẽ tiếp tục thất thủ nếu không có hàng độc này của Israel?

21/09/2019 22:59

Israel đã bác bỏ thông tin về thương vụ vũ khí, trong khi đó phía Arab Saudi không đưa ra bình luận, sự việc diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc tập kích vào các cơ sở dầu mỏ.

Israel từ chối cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho Saudi?

Vào đầu tháng 9, trang tin Al-Khaleej Online có trụ sở tại London, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết Arab Saudi sẽ mua từ Israel hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm Sắt).

Thương vụ này được đánh giá là phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa Israel và vương quốc Vùng Vịnh.

Bài viết của Al-Khaleej Online không nêu rõ số lượng hệ thống Iron Dome đã hoặc dự kiến mua, cũng như chi tiết về giá trị hợp đồng ước tính hàng chục triệu USD.

Thấy chết không cứu: Saudi sẽ tiếp tục thất thủ nếu không có hàng độc này của Israel? - Ảnh 1.
Binh lính Israel quan sát một hệ thống Iron Dome khai hỏa.

Giao dịch dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2019 và Iron Dome sẽ được triển khai tại biên giới phía nam Arab Saudi giáp với Yemen. Khu vực này đã liên tục hứng chịu các cuộc tập kích của máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình.

Israel ban đầu phản đối việc cung cấp hệ thống phòng không Iron Dome cho các quốc gia Arab, nhưng thay đổi lập trường sau áp lực của Hoa Kỳ.

Các nguồn tin ngoại giao được trích dẫn nói rằng Arab Saudi dự kiến ​​sẽ kiểm tra hiệu quả của các hệ thống, sau đó có thể sẽ mua một đơn hàng lớn hơn để bổ sung.

Tuy nhiên ngày 12/9, các quan chức Israel đã bác bỏ thông tin nói trên, trong khi phía Saudi không đưa ra bình luận.

Điều đáng chú ý là Haaretz, một tờ báo có lịch sử lâu đời nhất ở Israel đã đăng tải bài viết liên quan tới thương vụ nói trên cùng ngày với cuộc tập kích bằng UAV và tên lửa nhằm vào các cơ sở dầu mỏ Arab Saudi hôm 14/9.

Thấy chết không cứu: Saudi sẽ tiếp tục thất thủ nếu không có hàng độc này của Israel? - Ảnh 2.
Đồ họa cho thấy các hệ thống phòng không xung quanh cơ sở dầu mỏ Abqaiq đã không hiệu quả trong thời gian cuộc tập kích. UAV và tên lửa ở trong phạm vi tác xạ của Hệ thống Patriot PAC-2, nhưng lại nằm ngoài phạm vi của hệ thống Hawk.

Đến Mỹ cũng phải mua Iron Dome của Israel?

Vào tháng 2/2019, tờ Business Insider dẫn tuyên bố của Quân đội Hoa Kỳ trong việc mua “một số lượng hạn chế” hệ thống hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome và “bình luận cay nghiệt” rằng “đây là (một sự) thừa nhận thực tế rằng các hệ thống hiện tại của Mỹ không hoạt động”.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel, được nghiên cứu và sản xuất với chi phí khoảng 429 triệu USD được cho là “ví dụ duy nhất trên thế giới về (hệ thống) phòng thủ tên lửa (đang) hoạt động”.

Trong khi Mỹ đang phát triển các “hệ thống phòng không cao cấp” tập trung bắn hạ các máy bay tàng hình trong các cuộc chiến công nghệ cực cao (bao gồm cả chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng) thì các mối đe dọa như tên lửa, rocket hoặc UAV tấn công chưa được quan tâm đúng mức.

Thấy chết không cứu: Saudi sẽ tiếp tục thất thủ nếu không có hàng độc này của Israel? - Ảnh 4.
Binh sĩ Mỹ và Israel bên Hệ thống THAAD và Hệ thống David’s Sling trong cuộc tập trận tháng 3/2019. Đây là các hệ thống phòng không tầm xa của hai nước.

Trên thực tế, Iron Dome đã khai hỏa hơn 1.200 lần (kể từ khi được đưa vào trang bị năm 2011) để đối phó với tên lửa và rocket được bắn từ Lebanon, Gaza và Syria.

Về tính kinh tế, với các cảm biến Iron Dome có thể theo dõi mục tiêu và ra quyết định khai hỏa vũ khí dựa theo khả năng tiêu diệt mục tiêu hay không và nhờ đó tiết kiệm được những tên lửa trị giá khoảng 100.000 USD.

Mặc dù tồn tại nhiều vấn đề, tuy nhiên (theo đánh giá của Mỹ và Israel) hệ thống Iron Dome đã vô hiệu hóa tới 90% năng lực tấn công của rocket và tên lửa bắn từ Gaza.

Thấy chết không cứu: Saudi sẽ tiếp tục thất thủ nếu không có hàng độc này của Israel? - Ảnh 5.
Đồ họa miêu tả cách thức hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.

Iron Dome và Patriot PAC-3, ai hơn ai?

Hoa Kỳ không giống như Israel (bị bao vây bởi đối phương với mục tiêu cuối cùng là sự hủy diệt của Nhà nước Do thái) hay Arab Saudi (bị bao vây bởi các lực lượng bán vũ trang bị cáo buộc là “ủy nhiệm” của Iran) và tất nhiên là sẽ ít bị uy hiếp bởi tên lửa và rocket hơn.

Tuy nhiên, để bảo vệ binh lính Mỹ, Quân đội Hoa Kỳ thường triển khai hệ thống phòng không Patriot PAC-3 đến các căn cứ để bảo vệ trước cuộc tấn công bằng tên lửa tầm ngắn.

Tại Iraq, Quân đội Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm hệ thống súng phòng không Phalanx có thể khai hỏa đánh chặn nhanh chóng bằng đạn 20 mm vào các tên lửa và đạn pháo-cối bay tới.

Thấy chết không cứu: Saudi sẽ tiếp tục thất thủ nếu không có hàng độc này của Israel? - Ảnh 6.
Nguồn tin cấp cao từ bộ Quốc phòng Nga đã giải thích lý do thất bại của Patriot, lưu ý rằng trên thực tế, các hệ thống phòng không của Mỹ chỉ đơn giản là có hiệu quả thấp.

Nhưng Arab Saudi, một đồng minh yếu hơn của Mỹ đã luôn gặp các “lỗi vận hành” và “lỗi hệ thống” khiến hệ thống Patriot đã liên tục thất bại trước các tên lửa đạn đạo và UAV tấn công “không mấy phức tạp” của lực lượng Houthi ở Yemen.

Các chiến binh Houthi được Iran hậu thuẫn kiểm soát thủ đô Sanaa của Yemen và hầu hết khu vực phía tây của đất nước, thường xuyên bắn tên lửa vào miền nam Arab Saudi và đôi khi nhắm vào các mục tiêu có giá trị cao, như thủ đô Riyadh hoặc các cơ sở của công ty dầu mỏ Aramco.

Trong khi Saudi liên tiếp tuyên bố hầu hết tên lửa và UAV của Houthi đã bị vô hiệu hóa, hàng trăm người Saudi đã thiệt mạng và các cơ sở quân sự, hàng không và dầu mỏ của Saudi đã bị thiệt hại nặng nề sau các đợt tập kích.

Việc lựa chọn Iron Dome để bổ sung “lưới lửa” cùng với các hệ thống Patriot PAC-3 và Hawk là lựa chọn khả dĩ nhất ở thời điểm hiện tại cho Arab Saudi trước sự uy hiếp của UAV và tên lửa từ Yemen (và có thể là cả Iraq và Iran).

Thời điểm thương vụ diễn ra vào tháng 12/2019 (hoặc có thể Iron Dome sẽ không được cung cấp theo tuyên bố của Israel) là quá dài trước các diễn biến nóng lên từng ngày tại khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc “tấn công trả đũa” có thể sẽ sớm diễn ra nhằm vào Iran.

Rõ ràng, cho tới thời điểm đó, các hệ thống Patriot và Hawk của Arab Saudi vẫn là “yếu điểm” để đối phương có thể khai thác trong một loạt các cuộc trả đũa qua lại nếu Mỹ quyết định tập kích Iran.

Ngọc Mai /Soha News

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều