+
Aa
-
like
comment

“Thất thủ” trước Covid-19, phương Tây ‘gắp lửa’ vu cáo Việt Nam hỗ trợ tin tặc tấn công Trung Quốc

Văn Dân - 23/04/2020 22:16

Việc tờ Reuters của Anh hôm 22/4 bất ngờ tung ra bài viết dẫn báo cáo từ hãng bảo mật FireEye trụ sở đặt tại Mỹ cáo buộc vô căn cứ nói “nhóm tin tặc APT32 có sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đã tìm cách thâm nhập vào trang mạng của Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc và chính quyền Vũ Hán để lấy thông về dịch bệnh Covid-19”, ngay tại thời điểm Việt Nam gần như đã ‘chế ngự’ được sự hoành hành của virus Sars-CoV-2, trong khi các nước phương Tây vẫn còn chìm trong màn đêm của đại dịch cùng làn sóng chỉ trích dữ dội của dân chúng, đã dấy lên nhiều nghi vấn… 

“Thất thủ” trước Covid-19, phương Tây ‘gắp lửa’ vu cáo Việt Nam hỗ trợ tin tặc tấn công Trung Quốc

Liệu phải chăng, phương Tây đang sử dụng chiến thuật “chuyển lửa ra bên ngoài”, thông qua kênh công cụ đắc lực là FireEye, nhằm kéo sự chú ý của công chúng trong nước khỏi sự rối ren, sự thất bại của giới chức nơi đây trước sự tấn công của virus Sars-CoV-2, bằng cách dựng lên một kịch bản về một Việt Nam khác cũng ‘thất bại’ như họ.

Cho đến thời điểm này như đã thấy, các nước phương tây đã chính thức thay Trung Quốc trở thành tâm dịch của thế giới. Trong đó, Mỹ đã “vươn lên” trở thành nước có số ca dương tính với Covid-19 nhiều nhất thế giới, theo sau sát nút là Anh, tính đến này 23/4, Vương quốc Anh đã ghi nhận 130.184 ca nhiễm với 17.337 ca tử vong do dịch. Điều này càng làm nổi bật hơn những sai lầm trong cách giới nguyên thủ phương Tây đưa ra các quyết định để chống dịch. Thủ tướng Anh Boris Johnson thậm chí đang phải đối mặt với nguy cơ bị điều tra do chính phủ của ông phản ứng chậm chạp trong công tác xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19.

Chính phủ các quốc gia được coi là hùng cường, giàu có, y tế hùng hậu nhất nhì thế giới như Mỹ và Anh đều đánh giá thấp rủi ro y tế, đánh giá quá cao khả năng kiểm soát dịch bệnh, phớt lờ tình hình thực tế đang diễn ra tại những nước khác, để rồi cuối cùng phải chạy đua với thời gian để tìm kiếm biện pháp dập dịch. Trong khi đó, một số quốc gia như châu Á như Singapore và Hàn Quốc và cả Việt Nam lại sớm có hành động thích hợp và nhờ đó đạt hiệu quả cao trong kiểm soát dịch.

Quá bức xúc vì mất việc làm, không đủ lương thực để ăn khi thành phố bị phong tỏa, người dân ở nhiều nơi khắp nước Mỹ đã biểu tình rầm rộ. Trong ảnh là người biểu tình tại thủ phủ Lansing ngày 15/4.

Bằng sự thờ ơ chưa từng có, thậm chí là tắc trách, họ đã gây ra một bức tranh thảm khốc bất ngờ cho người dân mình. Và cái giá họ phải trả bên cạnh hàng trăm nghìn xác chết như ngả rạ còn là sự phẫn uất, làn sóng bất bình diễn ra ngay trong nội tại đất nước. Thậm chí, quá bức xúc vì mất việc làm, không đủ lương thực để ăn khi thành phố bị phong tỏa, người dân ở nhiều nơi khắp nước Mỹ đã biểu tình rầm rộ. Bất chấp điều đó, chính quyền các nước trên vẫn không thừa nhận mình thất bại trước dịch bệnh, vậy nên liệu có phải chăng họ chọn cách vẽ ra một kịch bản khác, một kịch bản để nhân dân nước họ nghĩ rằng, các nước bước đầu thành công trong kiểm soát dịch bệnh như Việt Nam “cũng ‘lúng túng’ cũng ‘thất bại’ nhưng ‘nhờ’ thâm nhập, lượm được ‘bí kíp’ nên mới tạm tai qua nạn khỏi”, hòng làm dịu bớt đi làn sóng tức giận của quần chúng nhất là trong thời điểm mùa tranh cử lại đang tới gần?

…Nếu quả đúng thì đây thực sự là ‘đòn đánh’ đê hèn và bẩn thỉu. Và ngay trong buổi họp báo chiều nay 23/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã bác bỏ thẳng: “Đây là những thông tin không có cơ sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng vào các tổ chức, cá nhân, dưới bất kỳ hình thức nào“. Cũng như “Cây ngay không sợ chết đứng”, người phát ngôn đại diện của Việt Nam thể hiện rõ thiện chí: “Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức. Các hành vi tấn công, đe doạ an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật“.

Văn Dân 

Bài mới
Đọc nhiều