+
Aa
-
like
comment

Thành tích mới giúp nông nghiệp Việt đảo ngược tình thế

Hạ Băng - 10/05/2023 20:41

Trong năm 2022 Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Đông Nam Á, thứ 5 toàn cầu. Tuy nhiên, điều này sẽ có thể đảo chiều bởi một phát minh mới của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Giống ngô mới của Việt Nam

Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng vừa cho ra đời loại ngô hoa quả có thể ăn trực tiếp mà không cần luộc, hấp, nướng. Ngô có độ ngọt cao, mọng nước hơn dưa hấu.

Sau 7 năm nghiên cứu và phát triển, Phòng nghiên cứu Cây trồng cạn – Viện nghiên cứu và phát triển Cây trồng Việt Nam (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) vừa cho ra đời một giống ngô có thể ăn trực tiếp mà không cần luộc, hấp, nướng.

Điểm đặc biệt của giống ngô mới này là có thể ăn như một loại hoa quả. Ngô có độ ngọt cao và không sượng khi ăn sống như các giống ngô khác.

Th.S Nguyễn Văn Hà – Phó trưởng Phòng nghiên cứu cây trồng cạn, cho biết, giống ngô đường siêu ngọt SSW18 (ngô hoa quả) được chọn lọc, lai tạo bằng phương pháp lai hữu tính truyền thống, không chuyển gen và hiện đang trong giai đoạn trồng khảo nghiệm.

“Đây là giống ngô đường thế hệ mới với màu sắc hạt trắng sữa, mềm, tan vỏ và độ ngọt dao động từ 17,5-18,5 độ brix. Vì thế, ngô ngọt đậm như trái cây chín và đặc biệt có thể sử dụng ăn tươi trực tiếp không qua chế biến nhiệt. Do vậy có thể coi bắp ngô đường SSW18 như một loại trái cây, giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu và chất xơ dễ tiêu”, ông Hà khẳng định.

Ngoài ăn tươi, ngô hoa quả có thể xay làm nước ép, sữa, sinh tố, nước ép mà không làm mất đi hàm lượng vitamin trong ngô. Ngô cũng có thể để trong tủ lạnh từ 7-10 ngày mà vẫn giữ được độ tươi, ngọt như các loại hoa quả khác.

Sau một thời gian phát triển, nhóm nghiên cứu đã giúp ngô hoa quả sinh trưởng phát triển khỏe và nhanh. Thời gian tính từ lúc gieo trồng đến thu hoạch bắp tươi là 70-80 ngày tùy từng vùng và vụ trồng. Năng suất bắp tươi đạt từ 10-12tấn/ha.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ đưa giống ngô này tới các vùng cao như Mộc Châu, Sapa, Bắc Hà… Đây là các vùng trồng ngô truyền thống, phát triển tốt du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân và có thể trở thành cây đặc sản địa phương. Thậm chí, cây ngô trồng tại đây cho bắp to hơn khi trồng dưới đồng bằng và giảm đáng kể sâu bệnh.

“Đặc biệt, ngô hoa quả ăn tươi nên có quy trình canh tác đặc biệt theo hướng hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng phân khoáng, chất hóa học…”, Phó trưởng Phòng nghiên cứu cây trồng cạn cho hay.

Hạ Băng

Bài mới
Đọc nhiều