+
Aa
-
like
comment

Thành phố Mỹ bên bờ vực thảm họa

Bảo Trâm - 14/06/2023 15:40

Đã 12 ngày liên tiếp nhiệt độ tăng vọt trên 110 độ F (hơn 43 độ C) ở thành phố Phoenix, bang Arizona.

Hơn 110 người đã được giải cứu khỏi Montpelier. Ảnh: Reuters

Phoenix, thủ phủ và là thành phố lớn nhất của bang Arizona, đã phá vỡ kỷ lục trước đây về số ngày liên tiếp diễn ra nắng nóng, cảnh báo nhiệt độ quá cao.

Ông Tom Frieders, nhà khí tượng điều phối cảnh báo tại Văn phòng Dịch vụ thời tiết quốc gia thành phố Phoenix, nhận định: “Đối với thành phố Phoenix, hiện chúng tôi đang ghi nhận 12 ngày liên tiếp có nhiệt độ trên 110 độ F (hơn 43 độ C). Kỷ lục từng được ghi nhận là 18 ngày. Vì vậy, nếu chuỗi ngày nắng nóng tiếp tục diễn ra, kỷ lục này sẽ bị phá vào đầu tuần tới”.

Ở một diễn biến khác, thành phố Montpelier, bang Vermont – Mỹ đang trên bờ vực thảm họa khi cảnh sát cảnh báo nguy cơ nước từ hồ chứa tràn vào khu vực vốn đang chịu lũ lụt nghiêm trọng.

Các quan chức ở khu vực Vermont cho biết sức chứa của đập Wrightsville gần đó chỉ còn khoảng 1,8 m hôm 10-7 và đến giữa trưa 11-7 (giờ địa phương) chỉ còn cao khoảng 0,3 m.

Các quan chức TP Montpelier, thủ phủ bang Vermont, cho biết hồ chứa nước của đập Wrightsville đã gần đạt đến giới hạn và cần nhanh chóng xả nước vào nhánh phía Bắc của sông Winooski để tránh vỡ đập. Giới chức Vermont đánh giá đây là đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011.

Những hình ảnh được lan truyền trên mạng cho thấy nước lũ chảy qua khu trung tâm TP Montpelier trong khi nhiều nhà cửa và phương tiện bị nhấn chìm. Mực nước dâng cao có nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình.

Ông William Fraser, quan chức quản lý hành chính TP Montpelier, khuyến cáo người dân di chuyển lên vị trí cao trong nhà trong khi chờ đợi sự giúp đỡ từ đội cứu hộ.

Những trận mưa lớn đã quét qua vùng rộng lớn ở Đông Bắc trong tuần này – bao gồm các khu vực của New York, Connecticut và Massachusetts. Trong khi đó, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cảnh báo bang Vermont có nguy cơ cao nhất.

Chỉ riêng tại Montpelier, hơn 110 người được giải cứu, trong khi nhiều người khác vẫn bị mắc kẹt do lũ lụt làm gián đoạn giao thông 78 con đường và làm hư hại trụ sở cảnh sát, xe cứu thương và cứu hỏa.

Tổng thống Biden đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở bang Vermont và ra lệnh viện trợ liên bang nhằm tăng cường các nỗ lực cứu hộ địa phương. Cảnh sát mô tả tình hình “nguy hiểm đến tính mạng” dù cho đến nay chưa có báo cáo thương vong.

Không dừng lại, một đợt nắng nóng kéo dài đang bao trùm một khu vực rộng lớn của Mỹ, trải dài từ bang California, qua bang Texas và đến tận Nam Florida. Các nhà dự báo thời tiết dự kiến, nhiệt độ sẽ phá vỡ kỷ lục ở các vùng Tây Nam nước Mỹ trong những ngày tới.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) đã đưa ra các khuyến cáo cần thiết, theo dõi và cảnh báo về nhiệt độ quá cao cho những khu vực có khoảng 100 triệu người dân sinh sống.

Trong khi nhiệt độ ngột ngạt bao trùm nhiều vùng của nước Mỹ, thành phố Vermont và các bang Đông Bắc khác hầu như không có thời gian để phục hồi sau trận lụt lịch sử. Thời tiết khắc nghiệt cũng đe dọa thành phố Chicago hôm 12/4 với cảnh báo lốc xoáy sau giông bão nghiêm trọng.

Một số chuyên gia cho biết, tần suất và cường độ thời tiết khắc nghiệt ngày càng gia tăng trên khắp nước Mỹ và đây là hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra.

Từ năm 2022, các phương tiện truyền thông Mỹ trích dẫn một dự thảo báo cáo liên bang cho biết Mỹ đã trải qua hiện tượng ấm lên nhanh hơn 68% so với toàn bộ hành tinh trong vòng 50 năm qua. Tình trạng này sẽ khiến thảm họa thiên nhiên xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, đặc biệt là cháy rừng và lũ lụt do nhiệt độ cực đoan và lượng mưa đang gia tăng.

Theo tài liệu kể trên, biến đổi khí hậu đang gây ra những thảm họa sâu rộng và tồi tệ hơn trên khắp nước Mỹ. Thiệt hại đối với nền kinh tế và người dân sẽ chỉ tăng lên trừ khi mọi người hành động nhanh hơn để làm chậm lại sự nóng lên toàn cầu.

Nhiều khu vực ở Mỹ có thể gặp khó khăn về nước sạch, an ninh nhà ở và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tình trạng ấm lên sẽ dẫn đến những nguy cơ mới đối với sức khỏe cộng đồng, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều