+
Aa
-
like
comment

Thành phố bị phong tỏa từ năm ngoái tới năm nay dịch Covid

04/10/2021 01:17

Trong khi rất nhiều thành phố trên thế giới đã bắt đầu mở cửa trở lại để phục hồi đời sống và nền kinh tế, thì vẫn còn một nơi phải chịu phong tỏa vì đại dịch COVID-19.

Hơn 5.000 người đã tham gia vào một cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa quá dài tại thành phố này vào tuần trước.

Thành phố Melbourne (Úc) hiện trải qua 246 ngày phong tỏa với các hạn chế vì Covid-19 thuộc hàng nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Thành phố Melbourne sẽ ghi nhận 267 ngày “khóa cửa” vào 26/10 – thời điểm dự báo kết thúc phong tỏa.

Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, phần lớn người dân ở Melbourne ủng hộ quyết định phong tỏa. Đến nay, thành phố xuất hiện nhiều phong trào biểu tình để phản đối các biện pháp y tế cộng đồng.

Người dân cũng không còn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Khi diễn trận chung kết giải bóng đá AFL, mọi người không ngại tổ chức tiệc tùng, khiến số ca bệnh mới tăng đột biến hơn 50% vào ngày 30/9.

Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 2.
Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 3.
Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 4.
Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 5.
Hình ảnh người dân tại thành phố Melbourne (Úc)

Tuần trước, hơn 5.000 người đã tham gia vào một cuộc biểu tình bạo lực để phản đối lệnh phong tỏa. Họ diễu hành bên ngoài văn phòng công đoàn từ đầu tuần, rồi kết thúc vào giữa tuần ở đài tưởng niệm các binh sĩ.

Thực tế phong tỏa kéo dài đã có tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực của bang Victoria, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, giáo dục của trẻ em và sinh kế của người dân. Theo báo cáo, phong tỏa kéo dài đã khiến bang Victoria thiệt hại ước tính 700 triệu USD một tuần.

Hoạt động giải trí ngoài trời “không tiếp xúc” – chẳng hạn như chèo thuyền, quần vợt hoặc chơi gôn – được cho phép cũng như đào tạo cá nhân với tối đa năm người, miễn là tất cả mọi người đều được tiêm phòng.

Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 6.
Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 7.
Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 8.
Các giới hạn về sân chơi đã được dỡ bỏ và áp dụng các giới hạn tập hợp thông thường. Có thể bỏ khẩu trang để ăn hoặc uống

Các nhà hàng và quán cà phê ở khu vực Victoria sẽ được ngồi ngoài trời từ 20 lên 30 người, đồng thời khách hàng của tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện có thể tháo khẩu trang nếu có nhu cầu chăm sóc da mặt hoặc cắt tỉa râu.

Khi tiểu bang đạt 70% mục tiêu tiêm chủng, các hạn chế sẽ vẫn còn, bao gồm rào cản giữa vùng đô thị Melbourne và vùng Victoria và các quy định về việc đón khách.

Thành phố bị phong tỏa lâu nhất thế giới vì COVID-19: 246 ngày khóa trái từ năm ngoái tới năm nay - Ảnh 9.
Người dân bắt đầu ùa ra đường để phản đối lệnh phong tỏa tại thành phố Melbourne

Tiểu bang sẽ không áp dụng kế hoạch quốc gia cho đến ngày 19/11 khi 80% người trên 12 tuổi được tiêm chủng.

Bộ trưởng Ngân khố nước này Josh Frydenberg cho biết mọi người đã trải qua đủ các hạn chế, sau nhiều lần kêu gọi chính quyền bang Victoria cho những người đã tiêm đủ liều được đi lại tự do.

“Mọi người muốn con cái của họ trở lại trường học, các doanh nghiệp mở cửa trở lại”, ông nói. “Người dân đang tiêm chủng với một con số kỷ lục bởi họ tin rằng nó nằm trong thỏa thuận với chính quyền rằng nếu tiêm đủ vaccine, các hạn chế sẽ giảm bớt”.

Khai Tâm

Bài mới
Đọc nhiều