Thanh niên cứng không thổi nồng độ cồn “Tao ..éo thổi đấy mày làm gì tao”
Ngày 2/1/2020, trên mạng xã hội lan truyền một video quay cảnh một thanh niên đã uống rượu bị CSGT yêu cầu dừng lại và kiểm tra nồng độ cồn ở Lào Cai. Điều đặc biệt là thanh niên này nhận lỗi là đã uống rượu và chấp hành phạt ở mức cao nhất, tuy nhiên không chịu thổi nồng độ cồn và sau đó có những lời lẽ không tốt với CSGT gây lên bão dư luận một phen.
Thời gian gần đây, một số tài xế khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn thì vứt lại xe rồi bỏ đi, cương quyết không hợp tác hoặc dắt bộ qua chốt. Đây được xem là những chiêu trò thường được sử dụng khi bị kiểm tra nồng độ cồn.
Khuya 2/1, Đội CSGT số 6 Công an Hà Nội tung 8 cảnh sát tuần tra, xử lý chuyên đề người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi nồng độ cồn trên các tuyến đường Xuân Thủy, Nguyễn Phong Sắc, Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy). Một số tài xế thừa nhận đã sử dụng rượu bia nhưng nhất định không thổi máy đo.
Nhiều tài xế tỏ ra bất ngờ khi bị dừng xe nhưng nghe CSGT giải thích, họ tuân thủ vì biết kế hoạch này liên quan đến “Nghị định 100/2019” mới được áp dụng về việc tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Khi bị CSGT xử phạt lỗi nồng độ cồn theo quy định mới, nhiều người còn tranh cãi, từ chối làm việc với lý do họ chưa nắm được các nội dung trong “Nghị định số 100/2019” (áp dụng từ 1/1/2020).
Có tài xế còn không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Trong ảnh là ông L.H.H. (66 tuổi, ở quận Cầu Giấy). Khi bị CSGT dừng xe, tài xế lớn tiếng thách thức, nói đang công tác trong một cơ quan Nhà nước rồi bỏ đi.
Sau 2 tiếng thuyết phục bất thành, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt tài xế H. 7 triệu đồng, tước bằng lái 2 năm với lỗi Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. CSGT cũng tạm giữ chiếc xe máy của ông H. trong 7 ngày.
Trao đổi với báo chí sáng 3-1, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên khẳng định mình đã bị mạo danh trong vụ bị CSGT xử lý vi phạm giao thông theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tại nút giao Xuân Thủy – Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy đêm qua 2-1 mà báo chí đã phản ánh.
“Việc mạo danh này ảnh hưởng đến tôi và cơ quan của tôi là Bộ GD&ĐT, tôi đang đi công tác và không có mặt ở Hà Nội, đề nghị các cơ quan chức năng xử lý trường hợp trên theo quy định của pháp luật” – ông Linh nói.
Trước đó, vào tối 2-1, khi đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, ra quân xử lý vi phạm giao thông theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019 tại nút giao Xuân Thủy – Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông thuộc quần Cầu Giấy, Hà Nội đã yêu cầu dừng xe 29Y5-XXX do một người đàn ông điều khiển để kiểm tra nồng độ cồn.
Vừa tấp xe vào lề, người đàn ông đã “tự thú” rằng mình đã uống rượu bia và từ chối thổi nồng độ cồn. Khi thấy phóng viên đến tác nghiệp ông này có ý chống đối, yêu cầu phóng viên không được chụp ảnh và dọa vứt xe đi bộ về nhà.
Khi cán bộ CSGT tiếp tục yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông này không những không hợp tác mà còn lớn tiếng, văng tục. Sau một hồi chống đối không thổi nồng độ cồn, ông này bị CSGT lập biên bản, đề nghị cung cấp tên tuổi nhưng người đàn ông này nói “tôi không khai, ông lập biên bản đi” và tiếp tục thái độ bất hợp tác.
Một lúc sau, người đàn ông này chia sẻ với phóng viên rằng ông tiến sĩ luật, Vụ trưởng Vụ Học sinh sinh viên, muốn gọi điện cho bộ trưởng để can thiệp. Hơn 2 tiếng không hợp tác, ông này bị CSGT lập biên bản với tên theo CMND là LHH (67 tuổi, ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội), ông này không ký tên vào biên bản.
Theo Trung tá Phương Công Thường (cán bộ đội CSGT số 6), đối với trường hợp không chấp hành, cán bộ CSGT sẽ tạm giữ phương tiện và tiến hành lập biên bản. Trường hợp của ông H. không chấp hành hiệu lệnh khi kiểm tra nồng độ cồn thì đơn vị vẫn sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định. Mức phạt với người vi phạm trong trường hợp này sẽ là mức xử lý cao nhất về vi phạm nồng độ cồn, tức bị phạt tiền từ 6 đến 8 triệu và tước giấy phép lái xe 22 đến 24 tháng.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ về việc chủ phương tiện phải có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng khi được yêu cầu kiểm tra lỗi vi phạm. Trường hợp chủ phương tiện không chấp hành việc kiểm tra, không chứng minh hoặc giải trình được lỗi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định đối với lỗi phát hiện.
Không chỉ tăng mạnh mức phạt đối với hành vi uống rượu lái xe, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ còn siết chặt mức phạt đối với người không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.
Trong trường hợp tài xế không chịu hợp tác thổi vào máy đo, dù chưa cần biết nồng độ cồn trong hơi thở là bao nhiêu, thì vẫn bị xử phạt ở khung cao nhất của hành vi vi phạm này. Việc bỏ lại phương tiện hoặc cố tình không kiểm tra nồng độ cồn rõ ràng không có lợi gì. Mức phạt với người từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn tăng rất mạnh từ 01/01/2020.
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị phạt thế nào? Có các trường hợp sau. Cụ thể:
Trường hợp 01: Nếu điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì trước đây bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng. Nay tăng lên phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (điểm b khoản 10 Điều 5).
Trường hợp 02: Nếu điều khiển xe máy mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì trước đây bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Nay tăng lên phạt từ 06 – 08 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (điểm g khoản 8 Điều 6)
Trường hợp 03: Nếu điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì trước đây bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nay tăng lên phạt từ 16 – 18 triệu đồng; tước Giấy phép lái xe nếu điều khiển máy kéo; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 – 24 tháng (điểm b khoản 9 Điều 7).
Đối với người đi xe đạp, xe đạp điện: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 8).
Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định, thì khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07.
Hải Âu