+
Aa
-
like
comment

Thành công chữa khỏi cho cháu bé nhiễm ‘vi khuẩn ăn thịt người’

16/09/2019 14:07

Một trong 3 cháu bé nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”, bệnh Whitmore, ở Nghệ An đã khỏi bệnh và được xuất viện sau 50 ngày điều trị.

Trong khoảng từ tháng 7/2019 – 9/2019, 3 bệnh nhi là Nghiêm Thanh Tuấn, 14 tuổi (trú tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), Hoàng Văn Cao (10 tuổi, trú tại huyện Thanh Chương, Nghệ An), và Nguyễn Công Hào (11 tuổi, trú tại xã huyện Yên Thành, Nghệ An) đã phải nhập viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An do mắc chứng bệnh Melioidosis (hay còn gọi là bệnh Whitmore).

Thành công chữa khỏi cho cháu bé nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' - Ảnh 1
Ba bệnh nhân nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” được điều trị tại bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Ảnh: Lao động

Ba bệnh nhi trên khi được người thân đưa đến BV đều trong tình trạng bệnh cảnh áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai, đến viện bệnh tình đã nặng. Người nhà cho biết thấy bệnh các em giống quai bị nên cứ điều trị tại nhà sau không đỡ mới đưa đi BV. Các BS cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với bệnh Whitmore.

Hiện cháu Nghiêm Thanh Tuấn đã điều trị 50 ngày, nay đã xuất viện. Còn hai cháu Hoàng Văn Cao và cháu Nguyễn Công Hào hiện đang được theo dõi và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Theo Bs. Nguyễn Thị Huyền Ngân – khoa Tai Mũi họng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bệnh Melioidosis, hay bệnh Whitmore, không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50% – 60%. Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển.

Vi khuẩn ăn thịt người sống trong đất, con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có có vi khuẩn. Lây nhiễm qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn.

Các bác sĩ khuyến cáo, những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Đặc biệt những ai có các vết thương, mụn nhọt… cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô.

Minh Khôi (T/h)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều