+
Aa
-
like
comment

Thảm họa khủng khiếp khi Trung Quốc biên chế tàu sân bay cổ lỗ sĩ tại Biển Đông

Nguyễn Án - 23/12/2019 10:36

Những ngày cuối tháng 12, trên boong một con tàu khổng lồ neo đậu tại đảo Hải Nam, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức ký quân lệnh biên chế một siêu vũ khí mới nhất của nước ông.

Tàu sân bay Kuznetsov của Nga, nguyên mãu thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc

Đó chính là tàu sân bay Sơn Đông, thuộc lớp Type-001A do quân đội Trung Quốc tự phát triển và hoàn thành, là chiếc “siêu tàu sân bay” đầu tiên được công nhận là “Made in China”. Ngay lập tức, hình ảnh video về chiếc tàu sân bay kèm theo những mô tả “siêu hiện đại”, “vũ khí bậc nhất”… tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, như để nhấn mạnh một cột mốc quan trọng, trong nỗ lực vươn ra biển xa, giúp hải quân Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với hải quân Mỹ, thế lực đang thống trị vùng biển sâu toàn địa cầu.

Chiều 17/12, ông Tập Cận Bình đã tới quân cảng Tam Á, đảo Hải Nam chủ trì lễ bàn giao tàu sân bay Sơn Đông cho Hải quân Trung Quốc

Thế nhưng mặc kệ những lời ca ngợi lên tận mây xanh, truyền thông Trung Quốc làm sao có thể lừa được các chuyên gia quân sự nước ngoài. Nói đến những trang bị được khen ngợi là hiện đại do chính Trung Quốc tự sản xuất, thực chất là sao chép đánh cắp từ Nga, toàn bộ là những công nghệ cổ lỗ sĩ có từ hơn 30 năm trước.

Ông Tập Cận Bình duyệt đội danh dự trên tàu Sơn Đông.

Và vấn đề nghiêm trọng nhất với “niềm tự hào của Hải quân Trung Quốc”, chính là hệ thống động cơ. Cả hai tàu sân bay Trung Quốc hiện nay đều dùng động cơ thông thường, trong đó sử dụng dầu diesel để đun sôi nước trong 8 nồi hơi cao áp, tạo ra hơi nước áp lực cao để chạy hệ thống turbine quay trục chân vịt và máy phát điện.

Tàu sân bay Sơn Đông neo tại căn cứ ở đảo Hải Nam hồi tháng 11.

Vì vậy để chiếc tàu sân bay khổng lồ nhưng lạc hậu của Trung Quốc “trôi dạt” được trên biển, nó cần tiêu thụ khoảng 1.100 tấn dầu/ngày khi di chuyển với tốc độ 37 km/h, con số này sẽ tăng tới 1.500 tấn/ngày nếu tăng tốc trong chiến đấu.

Để làm một phép tính dễ hiểu, khi so sánh với mức tiêu hao nhiên liệu của một chiếc xe đầu kéo container vào khoảng 30 lít dầu cho 100km, thì tàu sân bay Sơn Đông sẽ tương đương hơn 5.000 chiếc xe đầu kéo khổng lồ.

Tàu sân bay Sơn Đông rời cảng Đại Liên, nơi nó được chế tạo.

Với con số này, chiếc tàu sân bay được xem là hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc sẽ không thua gì một cái ống khói khổng lồ trôi dạt trên biển, ngày đêm phụt khói đen ngòm đi khắp các vùng biển mà nó đi qua. Xả lượng khí thải ô nhiễm khủng khiếp liên tục lên bầu khí quyển. Và tệ hơn nữa, nếu chẳng may một sự cố xảy ra với tàu Sơn Đông cùng hạm đội hậu cần đi kèm nó, đó sẽ là một thảm họa tràn dầu khó tưởng tượng nỗi đối với toàn bộ vùng biển đó. Ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường và sinh kế của người dân.

Và theo Báo People’s Daily của Trung Quốc cho biết, tàu sân bay nội địa đầu tiên Sơn Đông sẽ chú trọng tuần tra ở Biển Đông thay vì huấn luyện như Liêu Ninh. Trọng tâm chiến lược của tàu sân bay Sơn Đông sẽ là các khu vực quanh Biển Đông, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng trên tài khoản mạng xã hội chính thức, sau khi Trung Quốc biên chế tàu sân bay nội địa đầu tiên.

Tàu Sơn Đông ra biển thử nghiệm đầu năm 2019.

Là một quốc gia với 3.260 km đường bờ biển, cùng nhiều ngư trường truyền thống tại Biển Đông. Việt Nam chắc chắn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đối với thảm họa này. Chưa kể nếu không có bất kỳ sự cố nào xảy ra, thì với lượng khí thải độc hại như đã nêu, đây sẽ là thảm họa khủng khiếp nhất mà chúng ta phải gánh lấy khi Trung Quốc chính thức đưa con tàu già cỗi này vào hoạt động.

Đó là chưa tính tới những đe dọa an ninh hiện hữu, việc Trung Quốc cố tình biên chế tàu sân bay Sơn Đông vào hoạt động tại Biển Đông, nơi Trung Quốc thường xuyên có những hành động phi pháp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Đây thật sự là một hồi chuông lớn, cần hết sức cảnh giác và thận trọng trong thời gian sắp tới.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc xả khói đen mù mịt trong một lần tới Hong Kong, gây lo ngại về khả năng ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Án

Bài mới
Đọc nhiều