+
Aa
-
like
comment

Thảm họa Covid-19 tại Ý và bài học cho người Việt Nam

Bảo Trâm - 10/03/2020 18:32

Sáng nay, thông tin 27 nước Châu Âu đều có người nhiễm Covid-19, và số ca nhiễm tăng nhanh một cách chóng mặt khiến cả thế giới hoảng sợ. Chuyện gì đã xảy ra với những quốc gia được xem là cường quốc văn minh, đáng sống nhất thế giới.

Tuần lễ thời trang Milan được xem là nơi phát tán Covid-19 mạnh mẽ nhất nước Ý

Toàn bộ nước Ý với 60 triệu dân đang bị phong tỏa “Nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì số ca nhiễm tăng từ 7.375 lên 9.172 chỉ sau một đêm. Với số liệu mới nhất này, số ca nhiễm ở Ý đã vượt qua Hàn Quốc (7.513 ca) và số ca tử vong cao hơn 9 lần, thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc đại lục.

Các thói quen của chúng ta phải thay đổi ngay lúc này. Chúng ta phải từ bỏ những thứ này vì nước Ý” – Thủ tướng Ý Giuseppe Conte giải thích khi tuyên bố mở rộng lệnh phong tỏa ra toàn quốc để ứng phó với dịch COVID-19.

Trước đó, người dân Ý cũng như người dân Châu Âu đã chủ quan, coi thường dịch bệnh đến mức kỳ thị cả những người đeo khẩu trang trên đường vì lý do “làm quá”. Ai đeo khẩu trang có nghĩa là người đó bị bệnh, lên tàu điện sẽ bị nhìn kiểu khó chịu. Bác sĩ còn khuyên không nên đeo khẩu trang, không ngăn được virus, dễ bị nhiễm hơn.

Người dân Châu Âu không hề đeo khẩu trang

Trước đó, người dân Châu Âu cho rằng “cúm mùa thông thường” còn chết nhiều hơn thì Covid-19 có là gì. Chưa kể vì những ý nghĩ chủ quan rằng Trung Quốc, Hàn, Nhật cách Châu Âu ½ vòng Trái đất thì lây lan kiểu gì…đã khiến Châu Âu, đặc biệt là Ý vỡ trận thật sự.

Vài vì những tuần lễ thời trang danh giá vẫn diễn ra tại Ý, Pháp, Anh mà giờ đây bao nhiêu người đang bị nhiễm Covid-19 vì chính sự chủ quan, không đề phòng dịch bệnh của những quốc gia đó. Không ai khác, Ca nhiễm số 17, ca nhiễm số 32 ở Việt Nam cũng vì tuần lễ thời trang, tập trung đông người mà nhiễm bệnh.

Ca nhiễm số 17 và ca nhiễm số 32 đều bắt nguồn từ tuần lễ thời trang Milan

Đó chính là hình ảnh, là hậu quả mà người dân Việt Nam nên rút kinh nghiệm để bảo vệ mình, vì gia đình và vì cả đất nước đang gồng mình chống lại dịch bệnh.

Không còn cách nào khác, và cũng chẳng phải là ích kỷ, hay tự kỷ, lúc này đây, tất cả mọi cuộc vui, tất cả mọi đám đông, chúng ta sẽ tạm thời hạn chế.

Trước hết là vì chúng ta, chứ chẳng phải ai khác. Dịch bệnh không trừ một ai, không phân biệt sang hèn, không phân biệt thể chế chính trị, dân tộc hay tôn giáo, giới tính hay tuổi tác, tất thảy đều có thể trở thành nạn nhân. Cái khủng khiếp là khi chúng ta trở thành nạn nhân, thì những người xung quanh chúng ta, bất kể thân thiết hay không, từng tiếp xúc với chúng ta, sẽ bị cuốn phăng đi những chuỗi ngày bình yên vốn có.

Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên theo dặn dò của Bộ Y Tế và hơn hết là giữ bình tĩnh để cùng đất nước, cùng thế giới đối phó với Covid-19. Cách bình tĩnh và hạn chế lây lan nhất hiện tại là hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Người dân đổ xô đi siêu thị vì lo sợ dịch Covid-19

Chúng ta cũng không thể biết được những người tiếp xúc với người mang virus đã đi tới những đâu và gặp những ai trong cái dây chuyền giao tiếp công việc và đời sống, giao tiếp và gặp gỡ, thì cách tốt nhất, chúng ta cần phải thu hẹp các cuộc gặp gỡ lại.

Tiếp theo là vấn đề tính trữ thực phẩm, hình ảnh người người, nhà nhà xếp hàng dài ở siêu thị mua lương thực như ngày tận thế. Họ đâu biết rằng đó lại là môi trường thật tốt cho virus có cơ hội lây lan.

Hãy cứ bình tĩnh, cứ bình thường, nay mua, mai mua và ngày kia mua. Còn cứ sắp hàng, chen lấn, vừa làm giàu cho những gian thương, lại vừa đẩy mình vào nguy cơ nhiễm dịch dễ dàng nơi đám đông, trước khi chúng ta đi lo về tích trữ. Hơn nữa, nhà nước đã đảm bảo sẽ cung cấp đủ lương thực cho tất cả người dân nên đừng vì nỗi sợ mà làm hại đến bản thân.

Hơn lúc nào hết, mỗi người trong chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo, hành động có trách nhiệm, để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh. Niềm tin chiến thắng không phải trên cơ sở cảm tính vô căn cứ, mà được xây dựng từ cơ sở thực tiễn và khoa học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 8/3

Trong cuộc họp ngày 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn, khuyến cáo người Việt Nam hạn chế tối đa người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc qua nước đã có người nhiễm COVID-19, chỉ đi khi thực sự cần thiết, và phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo trước lúc đi, khi ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam phải được đảm bảo an toàn.

Phó thủ tướng cũng tin tưởng rằng nếu toàn dân đồng lòng chống dịch nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng: “dù có nhiều ca nhiễm, dù virus COVID-19 có đáng sợ như thế nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng”.

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều