Thảm cảnh “khó giải bày” tại Nhật Bản
Năm nay đã 73 tuổi nhưng bà Reiko Masai vẫn miệt mài theo đuổi hành trình tìm kiếm công bằng cho phụ nữ Nhật Bản. Hàng tuần, bà đều đặn dẫn dắt buổi sinh hoạt cộng đồng ngoại ô thành phố của Kobe, cách thủ đô Tokyo 3 giờ đi tàu cao tốc.
Những người tham gia là bà mẹ đơn thân hoặc những người phụ nữ đã ly hôn và gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. Tựu chung lại tất cả đều là nạn nhân của một xã hội mang nặng tính gia trưởng và kỳ thị nam nữ một trong những vấn đề cố hữu ở Nhật Bản.
Vào mỗi thứ 7, bà Reiko Masai cùng các thành viên lại gặp nhau để chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống cũng như động viên nhau vượt qua khó khăn, đồng thời nhận những phần quà hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Năm 2011, bà Masai thành lập Women’s Net Kobe Inc., tổ chức phi lợi nhuận đầu tiên của đất nước kêu gọi sự chú ý đến bạo lực và bình đẳng giới sau trận động đất và sóng thần kép tàn phá miền đông Nhật Bản.
Theo bà sẽ thảm họa vẫn nhận bạo lực gia đình đã tăng vọt lên mức báo động và phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng
Gần 80% dân Nhật Bản tin rằng xã hội họ đang sống coi trọng đàn ông hơn phụ nữ.
Một nghiên cứu cho Văn phòng Nội các tiến hành cũng hé lộ 85,3% tin rằng phụ nữ Nhật bị đối xử bất công, trong đó “hố sâu” bất bình đẳng giới tính tồn tại trong mọi khía cạnh từ chính trị đến giáo dục và các quan điểm cũng như phong tục quy ước mà xã hội chấp nhận. Gần 60% người tham gia cũng chỉ ra cuộc sống gia đình với các quy ước được xã hội chấp nhận yêu cầu phụ nữ đảm nhiệm các công việc nấu nướng dọn dẹp quản lý nhà cửa và nuôi dạy con cái.
“Tôi không ngạc nhiên về những con số đó và thật không may là dường như đến nay không có gì thay đổi theo hướng tích cực”, Chisato Kitanaka, Phó Giáo sư Xã hội học tại Đại học Hiroshima, cho biết.
Nhật Bản có tỉ lệ bất bình đẳng giới cao nhất trước cách phụ nữ Nhật Bản đảm nhận vị trí cao trong nền chính trị Giáo dục Đại học và thị trường lao động nước này. Ngoài ra họ còn phải đối mặt với sự bất bình đẳng nghiêm trọng về vấn đề tiền lương.
Mặc dù số lượng phụ nữ đi làm đã có sự gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua nhưng đa phần họ đều làm những công việc bán thời gian hoặc hợp đồng thời vụ. Điều này khiến họ không có hoặc có rất ít cơ hội thăng tiến sự nghiệp thì chí ít là sự ổn định trong một thị trường lao động thất nghiệp.
Bà Kitanaka cũng thừa nhận: “Đó là một vấn đề trong mọi lĩnh vực của xã hội Nhật Bản, nhưng có lẽ rõ ràng nhất là khoảng cách về tiền lương và việc làm cũng như cơ hội thăng tiến cho phụ nữ”.
Theo bà, những phụ nữ trẻ ra trường đại học và cao đẳng có kỹ năng và kiến thức như nam giới, nhưng các công ty và tổ chức thuê họ thường bị mắc kẹt với lối suy nghĩ lỗi thời và không đánh giá cao nhân viên nữ. Các doanh nghiệp giả định phụ nữ làm việc vài năm, sau đó kết hôn, sinh con rồi nghỉ việc. Do đó vô ích khi đào tạo và cho họ cơ hội thăng tiến như nhân viên nam.
Năm 2020, đại dịch Covid 19 xảy ra và càng làm trầm trọng thêm vấn đề này. Phụ nữ đã thiệt thòi nay càng ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải. So với nam giới, tình trạng mất việc làm ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn và gây cho họ những tổn thương nghiêm trọng về tâm lý. Trước 2020, Nhật Bản ghi nhận 56% phụ nữ nghèo đói, cao nhất trong các quốc gia OECD.
Từ giã cõi đời
Bà Reiko Masai cho biết những người phụ nữ bà từng tư vấn khẳng định chính sự kỳ thị là nguyên nhân khiến họ bị loại khỏi thị trường lao động và nhiều người trong số đó có ý định từ giã cuộc đời.
Trong các cuộc khảo sát nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Nhật Bản. Đây là điều đáng báo động sự cô lập chính là nguyên nhân chính khiến nhiều người Nhật tỏ ra không mặn mà với cuộc sống Nhật Bản, hiện là đất nước có tỉ lệ người dân từ chấm dứt cuộc đời mình cao nhất trong số các nước phát triển tỷ lệ này gia tăng nhanh chóng ở phụ nữ từ khi đại dịch covid-19 xảy ra.
Từ năm 2019 đến 2020, số phụ nữ chết vì tự tử đã tăng 15%. Con số đó tiếp tục tăng vào năm 2021, khi 7.068 phụ nữ tự sát, tăng 42 người so với năm trước.
Michiko Ueda-Ballmer, phó giáo sư tại Đại học Syracuse, người đã nghiên cứu về tự tử ở Nhật Bản, cho biết: “Tự tử luôn là vấn đề của đàn ông. Trong thời kỳ đại dịch, “đột nhiên, sự đau khổ của phụ nữ trở nên rõ ràng”. Lần đầu tiên, “chính phủ buộc phải đối mặt với cách tiếp cận ngăn chặn tự tử mà trước đây chỉ tập trung vào nam giới trung niên.”
Theo Chizuko Ueno, một nhà xã hội học 74 tuổi và là nhà phê bình hàng đầu về nữ quyền khẳng định những cải cách kinh tế do Tokyo khởi xướng suốt 2 thập kỷ qua ngày càng khoét sâu vấn nạn bất bình đẳng giới ở nước này bà.
Kunihisa Koyama, giám đốc điều hành của Little One một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các bà mẹ đơn thân và con cái họ cho biết chính phủ Nhật Bản dường như chưa quan tâm sâu sắc tình trạng trầm cảm và cô đơn ở phụ nữ do đó không có gì ngạc nhiên khi dư luận nước này thường chỉ tập trung quan tâm sự cô đơn của nam giới.
Hikikomori – lối sống ẩn dật
Trường hợp của hikikomori, từ dùng chỉ những người sống ẩn dật tự cô lập với xã hội, là một ví dụ điển hình. Đa phần các cuộc khảo sát và nghiên cứu trước đây của Nhật chỉ ra rằng 70 đến 80% hikikomori là nam giới nhưng sự thật là những cuộc điều tra này không tập trung vào phụ nữ và bỏ qua những trải nghiệm của họ.
Trong nghiên cứu của mình, Sachiko Horiguchi, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Temple ở Tokyo, người nghiên cứu về hikikomori , ngày càng gặp phải những bà nội trợ bị cô lập sau khi bị đuổi khỏi lực lượng lao động.
Về bản chất, cô ấy giải thích, họ trở thành hikikomori, nhưng không bao giờ được mô tả như vậy. Phụ nữ được mong đợi ở nhà, xử lý các công việc trong nước. Sự đơn độc của họ, theo một nghĩa nào đó, là một điều chắc chắn. “Đối với đàn ông, hôn nhân là một cách để phá vỡ khuôn mẫu cô lập, trong khi đối với phụ nữ, đó là động lực của sự cô đơn”.
Hồi tháng 3/2023, một cuộc khảo sát hiếm hoi của chính phủ cho thấy một bức tranh ảm đạm, trong đó chỉ ra 40% những người được xác định là hikikomori là phụ nữ. Điều này đã trực tiếp lật đổ quan niệm cố hữu cho rằng cô đơn và trầm cảm là vấn đề riêng của nam giới.
Nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề trầm cảm và cô lập với phần còn lại của xã hội Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Bộ Cô đơn tương tư cách vương quốc Anh đã làm từ năm 2018. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là nâng cao nhận thức của người dân vì những vấn đề tâm lý bắt nguồn từ trầm cảm xã hội cũng như trả giúp những người có nhu cầu. Tuy vậy hiệu quả thu được cho đến nay vẫn chưa thực sự đáng kể do Tokyo chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này trên.
Ren Onishi, một Cố vấn của Bộ cô đơn cũng thừa nhận thiếu sót và khẳng định “gốc rễ” của tình trạng cô đơn trầm cảm mà phụ nữ Nhật Bản đang đối mặt chính là nằm ở bất bình đẳng giới. Ông khẳng định chỉ khi nào nguyên nhân này được giải quyết thì khi đó mới có thể hy vọng một triển vọng sáng lạn hơn cho phụ nữ nước này.
Tuệ Ngô