Tên lửa “sát thủ” diệt hạm đáng gờm của chiến đấu Su-22: Đầy uy lực
Bên cạnh năng lực tấn công mặt đất vượt trội, ít ai biết rằng tiêm kích bom Su-22 của Không quân Việt Nam còn sở hữu cả khả năng chống hạm bằng các tên lửa Kh-29TE đầy uy lực.
Điều này được khẳng định qua phóng sự “Điểm tựa từ mặt đất” trên kênh QPVN nhân dịp kỷ niệm kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) với hình ảnh tiêm kích bom Su-22M4 của Không quân Nhân dân Việt Nam được gắn các tên lửa Kh-29TE.
Đây cũng là một trong những hình ảnh hiếm hoi về tên lửa Kh-29TE trong biên chế Không quân Việt Nam. Theo số liệu do SIPRI thống kê, Việt Nam được cho đã mua hơn 100 tên lửa Kh-29 trong đó có biến thể Kh-29TE, để trang bị trên các máy bay Su-22M4 và Su-30MK2.
Kh-29 (AS-14 Kedge) là một gia đình tên lửa không đối đất tầm ngắn mang đầu đạn cỡ lớn do Liên Xô/Nga chế tạo, có thể trang bị cho máy bay tiêm kích bom Su-22 hoặc tiêm kích đa năng Su-30.
Trong đó biến thể Kh-29TE là loại sử dụng cơ chế dẫn quang truyền hình, được lắp đầu dò quang học tự động nhận dạng vật thể Tubus-2, tên lửa trước khi phóng sẽ “nhận diện” hình ảnh mục tiêu và sau khi phi công bấm nút khai hỏa, Kh-29 tự động bay tới theo dạng “phóng và quên”.
So với Kh-29T, biến thể Kh-29TE có tầm bắn kéo dài từ 10 km lên thành 30 km.
Bên cạnh vai trò chính là tên lửa không đối đất dùng để yểm trợ hỏa lực trên bộ, chuyên diệt các loại công sự kiên cố, tên lửa Kh-29TE được cho cũng đủ sức đánh chìm một chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn với đầu đạn trọng lượng 320kg ở vận tốc bay tối đa xấp xỉ Mach 1.
Không quân Việt Nam có thể sử dụng tên lửa Kh-29TE như thế nào?
Theo một số chuyên gia quân sự nước ngoài, tên lửa Kh-29TE có thể phát huy được tối đa sức mạnh trên biển khi sử dụng một phi đội hỗn hợp gồm Su-30MK2 bay cao mang theo tên lửa Kh-31P phối hợp cùng Su-22M4 mang tên lửa Kh-25MP (cả 2 loại đều chuyên dùng chống radar) bắn chế áp, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa radar của biên đội tàu đối phương trước.
Sau đó phi đội Su-22M4/UMK3 khác mang các loại tên lửa Kh-25ML và Kh-29TE tiếp cận tiêu diệt hoàn toàn biên đội tàu địch sau khi hệ thống radar cảnh giới của đối phương đã bị vô hiệu hóa trong đợt tấn công đầu tiên.
Lúc này Su-22M4 mang tên lửa Kh-29TE sẽ tung cú đấm “kết liễu”, tàu đối phương lúc này đã “mù” sẽ không thể trở tay kịp.
Tất nhiên, về mặt lý thuyết và điều kiện lý tưởng là như vậy, nhưng trên thực tế có thể trận chiến sẽ diễn biến khó lường bởi đối phương còn có nhiều ẩn số khác như tiêm kích phòng không, tiêm kích hạm xuất kích đánh chặn.
Đầu đạn của Kh-29 là loại nổ lõm được thiết kế chuyên để xuyên phá và theo giới thiệu của nhà sản xuất, nếu đánh trúng mục tiêu nó có thể xuyên 1m bê tông nằm sau 3m đất. Ngòi nổ của Kh-29 cũng có 2 chế độ nổ gồm chạm nổ (khi công kích các mục tiêu dạng như cầu, cống) hoặc nổ chậm (để xuyên phá boong-ke hoặc các công sự kiên cố, tàu chiến).
5 vị khách tiềm năng của MiG-35 Nga: Có 2 nước châu Á và 1 nước trên bờ vực chiến tranh với Mỹ Nhìn lại những cuộc duyệt binh đáng nhớ nhất của Quân đội Trung Quốc Ấn định thời gian Ấn Độ nhận được S-400 của Nga mặc sự phản đối của Mỹ
Phiên bản Kh-29TE là loại tên lửa dạng “phóng và quên” với tầm bắn 30km (so với 10km của Kh-29), tên lửa trước khi phóng sẽ “nhận diện” hình ảnh mục tiêu và Kh-29 tự động bay tới mục tiêu sau khi phi công bấm nút khai hỏa.
Việc Không quân Việt Nam trang bị tên lửa Kh-29 cho tiêm kích bom Su-22 là hết sức cần thiết, mang lại khả năng tấn công mặt đất với độ chính xác cao, uy lực lớn.
Mặt khác, như các chuyên gia quân sự nước ngoài đã phân tích, với chiến thuật hợp lý bay thấp bám mặt biển để tiếp cận mục tiêu rồi bất ngờ phóng đạn, Kh-29 vẫn rất hiệu quả trong tác chiến đối hải khi tấn công các loại tàu chiến cỡ lớn của đối phương.
Bên cạnh đó nếu những chiếc Su-22M4 của Việt Nam được nâng cấp hệ thống dẫn đườngtiên tiến thì năng lực tác chiến của nó sẽ không hề thua kém các mẫu chiến đấu cơ mới hơn nhờ hệ thống vũ khí được mở rộng.
Huyền Vũ/Soha News