+
Aa
-
like
comment

Tây Nguyên và Phú Quốc ngập lụt kỷ lục: Đừng đỗ lỗi cho gió Úc !

13/08/2019 18:09

Mới đây Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm dự báo KTTV quốc gia lên tiếng về nguyên nhân việc xảy ra ngập lụt kỷ lục trong những ngày vừa qua ở nam Tây Nguyên. 

TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) trong biển nước.

“Tháng 7, tháng 8 là cao điểm của mùa gió mùa tây nam trên khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Đây chính là cao điểm mùa mưa ở Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.

Do đó việc mưa lớn diện rộng xuất hiện ở hai khu vực này khá phù hợp với quy luật khí hậu. Tuy nhiên việc xảy ra cường độ mưa lớn trong những ngày vừa qua ở nam Tây Nguyên là khá hiếm gặp”, ông Lâm nhận định.

TS. Hoàng Phúc Lâm (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia).

Cùng với đó, ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm dự báo KTTV quốc gia nhận định: “Nguyên nhân trực tiếp gây ra mưa rất lớn, tập trung với cường độ cao chỉ trong khoảng 1 tuần khiến cho khu vực đảo Phú Quốc bị ngập lụt chính là do hoạt động rất mạnh của gió mùa Tây Nam”.

Ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm dự báo KTTV quốc gia

Theo ông Năng, tại Nam Bán cầu trong những ngày qua liên tiếp có những đợt gió mùa tràn qua nước Úc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Úc tuyết rơi dày đặc, bang Victoria phải đưa ra cảnh báo đặc biệt nguy hiểm do gió mạnh và tuyết dày. Gió mùa hoạt động mạnh ở Úc, thổi vượt qua xích đạo làm cho gió mùa Tây Nam ở khu vực Việt Nam, Biển Đông liên tục mạnh, gây mưa to đến rất to trên diện rộng ở Tây Nguyên và Nam Bộ, đảo Phú Quốc.

Phản bác những nhận định của các chuyên gia của Trung tâm dự báo KTTV quốc gia ở trên, Giáo sư, Viện sĩ, Bác sĩ Lương Ngọc Huỳnh đã lên tiếng cho rằng: HÃY NHÌN THẲNG VÀO SỰ YẾU KÉM ĐỪNG PHÂN TÍCH LÒNG VÒNG ĐỂ ĐỔ LỖI CHO GIÓ ÚC.

“Trong dân gian nước ta có câu: “Mất mùa bởi tại thiên tai, Được mùa bởi tại thiên tài đảng ta?” 

Cứ mỗi lần chúng ta gặp phải những sự cố, bất luận đó là sự cố gì, từ thiên tai đến nhân tai, từ kinh tế, khoa học, giáo dục hay y học… đến chính trị quốc phòng. Thì ngay lập tức chúng ta lại có những bài luận văn đúng quy trình đổ lỗi, và người thiệt hại không cãi được chính là nhân dân!

Trong trận lũ ở các tỉnh phía nam bao gồm cả Phú Quốc vừa qua, ta phải thấy rõ sự yếu kém trong công tác dự báo và phòng chống thiên tai.

Đúng là gió mùa ở Úc đi qua rãnh eo biển của Indonesia và Malaysia thổi vào nam Biển Đông và Vịnh Thái Lan, nhưng lượng gió vào Biển Đông không mạnh bằng lượng gió tràn vào Ấn Độ Dương. Nếu nói sức ảnh hưởng của gió mùa Úc thì bờ tây của Thái Lan và bờ Nam Băng La Đét, Mianma, Ấn Độ mới là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vậy tại sao họ bình an vô sự?

* Vừa qua các tỉnh phía nam bị ngập lụt do ảnh hưởng cả ba nguyên nhân.

– Nguyên nhân thứ nhất là gió mùa Úc.

– Nguyên nhân thứ hai là các cơn bão vào Trung Quốc và phía nam Nhật Bản đã kéo theo hoàn lưu không khí từ hướng Tây Nam mạnh lên, gây nước dâng cao và mưa lớn.

– Nguyên nhân thứ ba là do công tác dự báo và phòng chống thiên tai không tốt, nơi cần nhắc nhở, cần chống thì không tập trung mà lại đi tập trung chống bão ở phía Bắc, trong khi bão thì nhỏ, nhưng mưa thì lớn, lại không tính được lưu lượng nước mưa và nước thượng nguồn, kết hợp xả lũ theo quy trình của ngành thuỷ điện…. thế là người dân ăn đủ cả thiên tai lẫn nhân tai!

Chúng ta phải cảm ơn tạo hoá đã cho nhân dân ta một đất nước tuyệt vời về địa lý. Có đủ các yếu tố phát triển kinh tế bao gồm rừng núi, sông hồ, đồng bằng và biển cả. Cả bốn yếu tố thiên nhiên đều có đủ. Bão lớn từ Thái Bình Dương hướng Đông đã có Philipines chắn đỡ hộ, gió mùa Úc đã có anh Indonesia, Malaysia, Thái Lan đỡ hộ, gió Bắc lạnh lẽo đã có anh Trung Quốc và dãy Hoàng Liên Sơn chắn hộ. Gió Tây Nam nóng bức đã có dãy Trường Sơn gánh đỡ… vậy còn đòi hỏi điều gì?

Nước ta từ vua đến quan bất luận ai làm sai đều cãi và tự cho mình cái quyền không từ chức! Không phải lỗi tại mình! Lỗi tại cấp dưới, tại thằng đánh máy và tại thiên nhiên v.v….?!

Cuối tháng 8 này tiếp tục có siêu bão vào Trung Quốc hoặc phía nam Nhật Bản, lúc đó hoàn lưu của nó kết hợp với gió mùa của Úc chắc chắn lại gây nước dâng và mưa ở các tỉnh phía nam, vậy hãy chuẩn bị tuyên truyền và lên phương án dần đi, đừng để nước đến chôn thì mới nhảy! Nhảy không được lại đổ cho thiên tai!

Cần xem lại mọi phương diện về cách quản lý và điều hành đất nước ở tất cả các cấp chính quyền nước ta”.

Giáo sư, Viện sĩ, Bác sĩ Lương Ngọc Huỳnh

Nam Phong

Bài mới
Đọc nhiều