+
Aa
-
like
comment

Tàu Trung Quốc tăng cường hoạt động, liên tục xâm phạm EEZ nước khác

02/02/2021 11:09

Các tàu khảo sát Trung Quốc đang tăng cường hoạt động tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh tham vọng gia tăng lợi ích hàng hải. 

Theo dữ liệu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), có 64 tàu khảo sát Trung Quốc đăng ký được đóng trong hoặc sau năm 1990, so với 44 của Mỹ và 23 của Nhật Bản.

Dữ liệu còn cho thấy nhiều tàu nghiên cứu Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động gần đảo Guam của Mỹ và trên biển Đông.

Năm ngoái, trong số 17 tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác hoặc vùng biển chưa phân định, có hơn 10 tàu tham gia vào các hoạt động đáng nghi. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UCLOS) quy định hoạt động khảo sát tại EEZ của nước khác phải nhận được sự chấp thuận trước khi tiến hành.

“Một vài tàu của Trung Quốc tiến hành khảo sát hàng hải và sinh vật biển vì mục đích nghiên cứu, song những tàu hoạt động gần Guam dường như khảo sát vì mục đích an ninh. Dữ liệu thu từ hoạt động khảo sát có thể được sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự” – chuyên gia Fengjun Duan của Viện nghiên cứu Toàn cầu Canon (CIGS) cho biết.

Tàu khảo sát Trung Quốc tăng cường hoạt động, liên tục xâm phạm EEZ nước khác - Ảnh 1.
Chiến hạm Mỹ USS Montgomery tiến hành các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải gần khu vực tàu Hải dương địa chất 4 của Trung Quốc hoạt động hồi tháng 7-2020.

Tại biển Đông, tàu nghiên cứu Trung Quốc tiến vào EEZ của các quốc gia Đông Nam Á gần như mỗi ngày.

Chẳng hạn như, hồi tháng 4-2020, tàu Hải Dương địa chất 8 xâm phạm EEZ của Malaysia. Sau đó, Mỹ đã triển khai chiến hạm USS Montgomery đến vùng biển ngoài khơi Malaysia để tiến hành các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông. Trong một số trường hợp, tàu khảo sát Trung Quốc được lực lượng hải cảnh nước này hộ tống, khiến căng thẳng leo thang.

Tàu khảo sát Trung Quốc cũng đang hoạt động tại biển Hoa Đông. Ví dụ như, vào tháng 3-2019, một tàu khoan Trung Quốc bị nghi khoan dò khí đốt gần đường trung tuyến Nhật-Trung. Đến tháng 7-2020, Tokyo đệ trình công hàm ngoại giao phản đối Bắc Kinh, tố cáo tàu Da Yang Hao của họ tháo gỡ thiết bị quan sát tại EEZ của Nhật Bản ở phía Bắc đảo Okinotorishima.

Tàu khảo sát Trung Quốc tham gia vào phạm vi hoạt động sâu rộng hơn nhiều so với các quốc gia khác ở châu Á. Cùng với những động thái khiêu khích, việc tàu khảo sát Trung Quốc tiến vào các vùng biển tranh chấp đã khiến căng thẳng leo thang.

Cao Lực/ NLĐ

Bài mới
Đọc nhiều