Tàu sân bay Sơn Đông, Trung Quốc xuất hiện trên Biển Đông, áp sát thành phố Tuy Hòa – Phú Yên
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc đã di chuyển xuống phía nam vào cuối tuần qua. Cụ thể, tàu xuất hiện vị trí cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên khoảng 140 hải lý về phía đông.
Cùng thời điểm đó, tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cũng phát tín hiệu AIS cho thấy nó đang ở vùng biển phía bắc đảo Natuna. Vị trí của 2 tàu khi ấy cách nhau khoảng 480 hải lý.
Tuy nhiên, tàu Sơn Đông được nhìn thấy đã quay trở về Tam Á vào 13/9. Nhiều khả năng nó chỉ di chuyển xuống phía Nam để tránh bãi Côn Sơn và quay trở về khi bão đi qua.
Trong khi đó, tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đã ghé đảo Guam để bảo dưỡng.
Ngoài ra, tình hình tại khu vực khảo sát của tàu Hải Dương Địa Chất 10 có dấu hiệu tăng nhiệt sau khi Indonesia công khai lên tiếng về sự hiện diện của tàu hải cảnh và tàu khảo sát Trung Quốc.
Phát biểu tại phiên điều trần ở Hạ Viện, lãnh đạo Cơ quan An toàn hàng hải Indonesia Suprianto Irawan cho biết các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn thường xuyên quấy phá hoạt động của giàn khoan Clyde Boudreaux.
Ông Irawa cũng xác nhận việc tàu sân bay Mỹ hoạt động gần tàu Hải Dương địa chất 10, ở khoảng cách 50 hải lý.
Thế nhưng, phát ngôn viên của Bakamla, ông Wisnu Pramandita sau đó nói rằng tàu Hải Dương địa chất 1 không vi phạm quy định khi tiến đến gần giàn Clyde Boudreaux ngày 31/8: “Tôi không biết chính xác nó đã ở đó bao lâu. Nhưng nó đã bật AIS và có thể được giám sát. Không có báo cáo về sự gián đoạn tại giàn khoan. Rất có thể đó chỉ là một hành trình bình thường“.
Điều Wisnu không đề cập là việc tàu Hải Dương Địa Chất 10 có xâm phạm vùng biển Indonesia khi tiến hành hoạt động trong vùng biển của họ hay không.
Đây cũng là vấn đề mà giới chức Indonesia vẫn chưa đưa ra câu trả lời dứt khoát. Một phần lý do có thể là là Indonesia đang tính toán mức độ phản ứng với diễn biến này.
Điều đó không ngăn cản hoạt động triển khai của Indonsia đến khu vực. Ghi nhận mới nhất cho thấy Indonesia đã triển khai tàu hải quân KRI Bontang (907) bám theo tàu Hải Dương Địa Chất 10 ở khoảng cách dưới 1 km kể từ ngày 14/9.
KRI Bontang (907) thực chất không phải là một tàu chiến mà chỉ là tàu hậu cần. Việc sử dụng tàu này cũng gợi ý về sự tính toán của Jakarta trong mức độ phản ứng.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ rằng Bakamla triển khai 2 tàu tuần tra đến khu vực. Ngoài ra, Hải quân Indonesia cũng triển khai 3 tàu đến vùng biển Natuna sau khi phát hiện một tàu hộ vệ Type 054 của Trung Quốc ở khu vực.
Một thông tin khác tại Biển Đông cũng cần lưu ý, trong số 5 tàu hải cảnh được triển khai xuống Trường Sa vào tuần trước, 4 tàu 3304, 5302, 2305 và 6307 đã lên đường trở về Hải Nam.
Duân Đặng