Dù kích cỡ nhỏ chỉ dài 38m, lượng giãn nước hơn 200 tấn, tuy nhiên tàu tên lửa Osa hoàn toàn vẫn có tiềm năng nâng cấp với hệ thống tên lửa hành trình Kh-35E Uran-E.
Hiện nay, ngoài các loại tàu tên lửa hiện đại như Gepard 3.9, 1241.8 hay 1241RE, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn duy trì 8 tàu Osa II Đề án 205 do Liên Xô (cũ) viện trợ từ những năm 1980. Đây từng là các tàu chiến chủ lực của hải quân ta đến thời điểm Việt Nam nhập khẩu các tàu chiến 1241RE. Ảnh: Báo Hải quân Osa II được phát triển từ những năm 1960 thay thế cho tàu tên lửa Komar 183 tác chiến vùng biển gần bờ, phù hợp với chiến thuật “đánh nhanh – rút gọn”. Tàu có kích cỡ nhỏ, lượng giãn nước toàn tải 235 tấn, dài 38,6m, tốc độ tối đa đạt 42 hải lý/h. Hỏa lực chính của tàu Osa II là 4 bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu P-15U Termit, tầm bắn 40km, tốc độ cận âm, đặc biệt mang đầu đạn nặng tới nửa tấn cho phép đánh chím các tàu hộ vệ, khu trục, thậm chí đe dọa cả tuần dương hạm cỡ lớn. Ảnh: Báo Hải quân Nhìn chung, thời điểm những năm 1960-1970, P-15U Termit được coi là một trong những vũ khí đặc biệt nguy hiểm. Thế nhưng, ngày nay P-15U bị coi là lỗi thời lạc hậu, kích cỡ đạn khá lớn nặng tới 2,5 tấn, diện tích phản xạ radar cao khiến nó dễ bị phát hiện, tốc độ bay chậm khiến dễ bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tiên tiến. Ảnh: Báo Hải quân Câu hỏi đặt ra là liệu tàu Osa có còn khả năng nâng cấp thay thế bằng các loại hỏa lực hiện đại hơn? Điều này nhằm giúp cho con tàu có thể thích ứng với chiến tranh hiện đại, vẫn đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu được bảo vệ bởi các hệ thống phòng thủ hiện đại gồm tên lửa hải đối không, pháo cao tốc CIWS. Ảnh: Báo Hải quân Phải nói thực rằng, ở Nga hay nhiều nước khác chưa có phương án nâng cấp Osa, nhưng điều này là khả thi. Có thể lấy ví dụ tương tự – lớp tàu tên lửa nhỏ Đề án 206MR Vikhr ra đời vào năm 1977 có kích thước tương tự Osa (dài 38,6m, lượng giãn nước 257 tấn). Cuối những năm 1980, Liên Xô từng nghiên cứu và thử nghiệm phương án tích hợp thành công tên lửa Kh-35 Uran-E lên tàu. Ảnh: Báo Hải quân Trong ảnh, có thể thấy hai bệ phóng KT-184 lắp 8 ống phóng và đạn Kh-35 Uran-E được bố trí ở đuôi tàu tên lửa nhỏ 206MR Vikhr. Ảnh: Báo Hải quân Trở lại với tàu tên lửa Osa, phương án nâng cấp có thể là loại bỏ toàn bộ 4 bệ phóng đồ sộ chứa các tên lửa P-15U Termit để thay bằng 2 bệ KT-184 với đạn tên lửa Uran. Xét trên lý thuyết, 4 quả tên lửa P-15U có tổng trọng lượng lên tới 10 tấn, trong khi với 8 tên lửa Uran chỉ rơi vào 4-5 tấn (tổng trọng lượng mỗi đạn chỉ hơn 500kg). Như vậy, việc tích hợp Uran là hoàn toàn có thể. Ảnh: Báo Hải quân Tất nhiên, ngoài bệ phóng tên lửa, sẽ phải thay thế cả hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm radar dẫn bắn và các khí tài điện tử bên trong cabin điều khiển. Đó là công việc vô cùng phức tạp, nhưng với sự tiến bộ của kỹ thuật – quân sự Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây (đóng tàu tên lửa, phát triển tên lửa KCT-15), điều này là có cơ sở để thực hiện. Ảnh: Báo Hải quân Hệ thống hỏa lực phụ bao gồm hai tháp pháo AK-230 CIWS hoàn toàn có thể giữ nguyên, thậm chí nếu có thể thực hiện việc nâng cấp thay thế bằng pháo AK-630 CIWS mạnh và hiện đại hơn. Ảnh: Báo Hải quân Ngoài ra, trên tàu Osa còn có giá phóng lắp các tên lửa phòng không tầm thấp A72 hoặc A89. Ảnh: Báo Hải quân Hoàng Lê