+
Aa
-
like
comment

Tàu ngầm hạt nhân Nga gặp sự cố nghiêm trọng: Thủy thủ đã mặc áo phao, cứu hộ khẩn cấp!

05/08/2021 08:32

Thủy thủ đoàn của tàu ngầm Orel đã phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng leo lên boong phía trước trong khi tàu kéo Altai của Hạm đội Phương Bắc Nga cũng được lệnh tiếp cận trợ giúp.

Tàu ngầm hạt nhân Nga gặp sự cố nghiêm trọng: Thủy thủ đã mặc áo phao, cứu hộ khẩn cấp!

Tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường chạy bằng năng lượng hạt nhân Orel lớp Oscar-II của Nga đã gặp phải sự cố chưa rõ nguyên nhân với hệ thống động cơ vào ngày 30/7 khi nó đi qua vùng biển Đan Mạch trên Biển Baltic.

Hải quân Nga sau đó đã phải chuẩn bị mọi công việc cần thiết để tiến hành lai dắt con tàu này, tuy nhiên, cuối cùng tàu ngầm Orel đã hoạt động trở lại.

Theo thông tin trên tờ The Barents Observer thì khi sự cố xảy ra, tàu ngầm Orel đang di chuyển cùng tàu khu trục tên lửa chống ngầm lớp Udaloy – Phó Đô đốc Kulakov, từ St. Petersberg đến Bán đảo Kola.

Thủy thủ đoàn của tàu ngầm Orel đã phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng leo lên boong phía trước trong khi tàu kéo Altai của Hạm đội Phương Bắc Nga cũng đã được lệnh tiếp cận trợ giúp.

Tàu ngầm hạt nhân Nga gặp sự cố nghiêm trọng: Thủy thủ đã mặc áo phao, cứu hộ khẩn cấp! - Ảnh 1.
Tàu ngầm Orel phía trước trong khi tàu kéo Altai xuất hiện phía sau. Ảnh: Drive

Tàu tuần tra HDMS Diana của Hải quân Đan Mạch cũng tiếp cận để đề nghị hỗ trợ và đã cố gắng liên lạc vô tuyến với chiếc tàu ngầm bị nạn nhưng chỉ được thủy thủ đoàn của tàu khu trục Phó Đô đốc Kulakov trả lời. Tàu ngầm Orel đã được hộ tống bởi HDMS Diana khi sự cố xảy ra.

Không có tuyến đường nào ra vào Biển Baltic mà không phải đi qua lãnh hải của Đan Mạch hoặc Thụy Điển, vì vậy các tàu chiến nước ngoài thường được hải quân những quốc gia này hộ tống khi di chuyển qua khu vực này.

Tàu nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động quá cảnh như vậy theo nguyên tắc đi lại vô hại quốc tế miễn là chúng đáp ứng các tiêu chí được quy định trong Điều 19 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trong một bài viết đăng tải trên Facebook, Hải đội Ba của Hải quân Đan Mạch cho biết vụ hộ tống đặc biệt này “sẽ đi vào lịch sử” khi nó diễn ra “vừa kịch tính vừa thú vị”.

Cũng theo nội dung bài viết trên, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Orel lớp Oscar-II của Hải quân Nga đã gặp vấn đề với động cơ đẩy và “chết lâm sàng” dưới nước gần đảo Sejerø, rồi trôi dạt với vận tốc 1,5 hải lý về phía hòn đảo.

Hải quân Đan Mạch đã đề nghị hỗ trợ nhưng đúng như dự đoán, phía Nga “đã từ chối một cách lịch sự”.

Sau khi mọi vấn đề với động cơ của tàu ngầm đã được khắc phục đủ, nhóm tàu Hải quân Nga đã di chuyển về phía bắc đến Skagerak, vùng biển giữa Đan Mạch và Na Uy.

Cho đến nay, Hải quân Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về vụ việc, làm giấy lên một số lo ngại về nguyên nhân cụ thể của nó. Người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Liên hợp Na Uy, Thiếu tá Elisabeth Eikeland, chia sẻ trên The Barents Observer rằng “việc một tàu ngầm dạng này gặp sự cố với động cơ luôn là điều đáng lo ngại”.

Tháng 7/2019, một vụ hỏa hoạn cũng đã xảy ra trên tàu ngầm do thám Losharik của Hải quân Nga, khiến 14 thủy thủ thiệt mạng và gây ra lo ngại về khả năng xảy ra sự cố hạt nhân.

Trong cùng tháng này, xác tàu ngầm hạt nhân Komsomolets của Liên Xô bị chìm 30 năm bị phát hiện rò rỉ phóng xạ ở biển Barents gần đảo Bear của Na Uy.

Nước Nga ngày nay và Liên Xô trước đây luôn đặc biệt kín tiếng về các vụ tai nạn liên quan đến hạm đội tàu ngầm của mình. Năm 2000, tàu ngầm Kursk lớp Oscar 949A chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Nga bị chìm khiến toàn bộ 118 thủy thủ thiệt mạng.

Thu Thủy

Bài mới
Đọc nhiều