+
Aa
-
like
comment

Tàu lượn siêu tốc Việt Nam

Tuệ Ngô - 29/06/2023 15:32

Mới đây, trên trang diễn đàn của kênh truyền thông điện tử Sina (Trung Quốc), nhà kinh tế trẻ Jia Ming, một chuyên viên nghiên cứu kinh tế học hành vi và thực nghiệm kinh tế vĩ mô cấp cao thuộc Viện Kinh tế Chính trị và Quan hệ Quốc tế Trung Quốc đã ví kinh tế Việt Nam, giống như một con tàu lượn siêu tốc, đang tăng trưởng rất nhanh, và đột nhiên dừng lại. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, đây chỉ là giai đoạn nhất thời diễn ra trong giai đoạn ngắn khi kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển.

“Nốt trầm kinh tế

Đầu tiên, bài viết đã đi vào phân tích về “nốt trầm” của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm của năm 2023 với mức tăng trưởng quý I thấp thứ hai trong 10 năm qua chỉ đạt 3,32%. Vị chuyên gia Trung Quốc đã tập trung vào phân tích và tìm hiểu các nguyên nhân để đưa ra những nhận định liệu nền kinh tế Việt Nam có thực sự đã sụp đổ giống như tin đồn hay đang tái cấu trúc và lấy đà để tăng trưởng cao hơn trong dài hạn.

Có quan niệm cho rằng Việt Nam đang rơi từ con ngựa ô kinh tế sang khủng hoảng kinh tế nhưng thực tế sau khi phân tích kỹ lưỡng từ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam thì nó rất phù hợp với những đặc điểm kinh tế trong nước và điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Hơn nữa tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam trong những năm qua không nhất thiết là thay thế Trung Quốc và sự chững lại của kinh tế Việt Nam không có nghĩa là sự trỗi dậy đã kết thúc.

Do nguồn lao động dồi dào và tài nguyên cảng biển Việt Nam có những lợi thế so sánh trong việc phát triển nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và EU. Những thay đổi về nhu cầu bên ngoài sẽ đồng thời kéo theo những biến động kép trong sản xuất và thương mại, làm giảm tính ổn định và khả năng chống rủi ro của nền kinh tế.

Thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc

Theo nghĩa này, xét trên nền tảng cao được thiết lập bởi tốc độ tăng trưởng cao trong ba năm qua, và sức cầu yếu do lạm phát cao toàn cầu và suy thoái kinh tế trong hai năm qua, có vẻ như tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có những biến động lớn trong năm qua không phải là bất ngờ.

Một lý do khác cho sự suy thoái là sự hỗn loạn trong thị trường bất động sản. Nhìn vào tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, một số trang tin quốc tế đã bắt đầu đưa tin với những tiêu đề tiêu cực như “kinh tế Việt Nam suy thoái” hay “kinh tế Việt Nam sụp đổ”. Trên thực tế tình hình kinh tế của Việt Nam lạc quan hơn rất nhiều.

Ngựa ô “lấy đà”

Đầu tiên, điểm mấu chốt là về lâu dài, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào khoảng 35,7%, về cơ bản tương đương với mức độ đô thị hóa của Trung Quốc năm 2000 (36,2%). Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ đạt 50% vào năm 2040. Trong tương lai, với tốc độ đô thị hóa không ngừng được cải thiện và dòng dân số đổ về không ngừng, thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là giá nhà đất tại các thành phố lõi (TP. và Hà Nội), sẽ tiếp tục tăng.

Thứ hai khi nói về thị trường ngoại hối, có ý kiến cho rằng Đồng Việt Nam đã giảm giá mạnh trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, trong trường hợp Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Châu Âu liên tục tăng lãi suất, hoạt động của đồng Việt Nam phù hợp với kỳ vọng, mặc dù có sự mất giá tương đối lớn (2%) trong tháng 2 và tháng 3, nhưng nó đã nhanh chóng phục hồi sau tháng 4 và có sự sụt giảm nghiêm trọng nào như đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi như đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ ba, cơ cấu công nghiệp bắt đầu có sự chuyển biến tích cực những vấn đề sâu xa, trước đây trong nền kinh tế Việt Nam có một phần rất quan trọng từ ngành sản xuất được nhận định là vẫn ở trong giai láp ráp, có giá trị gia tăng thấp với mức độ phụ thuộc từ bên ngoài cao, chẳng hạn như dệt may giày dép và sản xuất hàng điện tử trong khi công nghiệp phụ trợ xương sống của nền kinh tế rất kém phát triển. Nhưng mọi thứ đã bắt đầu thay đổi tích cực đối với sự phát triển của công nghiệp lắp ráp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã tác trưởng khoảng 7% mỗi năm trong suốt 3 năm qua.

Thứ tư, hạ tầng giao thông tương đối lạc hậu và đang được đầu tư mạnh. Phương thức vận tải chính ở Việt Nam hiện nay vẫn là đường bộ với tổng quãng đường 47.000 km. Hiện nay trên toàn lãnh thổ ngoài khu vực phía Bắc thì hầu như rất ít đường cao tốc hay đường sắt chạy qua, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long gần như vẫn chưa xây dựng được 1 km Đường cao tốc nào.

Tuy nhiên, với chiến lược mới và thúc đẩy mạnh xây dựng đường cao tốc phía Nam hiện nay, hoạt động xây dựng ở Việt Nam thời gian tới sẽ rất nhộn nhịp, sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ việc đầu tư xây dựng mà còn thúc đẩy tăng trưởng từ việc đô thị hóa các khu vực giao thông thuận lợi hơn, thúc đẩy đầu tư và công nghiệp thương mại, dịch vụ và tất nhiên với lợi thế địa lý, cũng sẽ thúc đẩy mạnh Việt Nam phát triển logistics.

Ngoài ra, tổng chiều dài tuyến đường sắt của Việt Nam là 3160 km, nhưng hiện nay vẫn là đường sắt khổ hẹp, tốc độ thấp từ thời Pháp thuộc với tăng trưởng kinh tế cao, nguồn lực dồi dào, những năm tới chắc chắn Việt Nam sẽ đầu tư mạch hệ thống đường sắt cao tốc hiện đại và nó cũng giống như đường cao tốc sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam một vài phần trăm trong những năm tới.

Đây cũng là những lý do mà tại sao cho kinh tế Việt Nam đang tụt dốc trong những tháng gần đây nhưng giới chuyên gia toàn cầu vẫn đang rất lạc quan về tiềm năng của Việt Nam dự đoán trong hai thập kỷ tới nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ít nhất là 6% mỗi năm.

Kinh tế Việt Nam tuy đang rơi vào tình trạng suy giảm nhưng không đáng quan ngại. Trên thực tế với chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt và suy thoái kinh tế toàn cầu với một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, việc Việt Nam giảm sút là điều đương nhiên. Theo vị chuyên gia, nó chỉ là một giai đoạn nhất thời, các dấu hiệu hiện nay cho thấy kinh tế Việt Nam đúng hơn là đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu trước khi trở lại chu kỳ tăng trưởng cao và bứt phá.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều