+
Aa
-
like
comment

“Tập trung chống dịch COVID-19 nhưng vẫn phải làm tốt các mặt công tác Công an”

30/03/2020 18:26

Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC nhằm can thiệp thị trường, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới. Thế nhưng, nghịch lý là càng đấu thầu giá vàng càng tăng…

Bài toán khó: Giá vàng

Kể từ đầu năm 2024, giá vàng miếng SJC liên tục lập đỉnh kéo theo biên độ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giãn rộng ở mức cao, có thời điểm lên tới 20 triệu đồng/lượng. Diễn biến này khiến nhà đầu tư và người dân nắm giữ vàng “đau tim” và các chuyên gia kinh tế cũng phải “đau đầu”.

Một trong những nguyên nhân chính gây của hiện tượng này chính là Nghị định 24/2012/NĐ-CP với quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Trước năm 2012, vàng được coi như phương tiện thanh toán khiến nền kinh tế bị “vàng hóa”, từ đó gây áp lực lên tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, Nghị định 24 được ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng “vàng hóa”, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và sự an toàn thị trường tài chính, đặc biệt là giảm tác động bất lợi đối với việc điều hành tỷ giá.

Tuy nhiên, hơn 10 năm sau khi Nghị định 24 được ban hành, một số bất cập đã xuất hiện. Do không nhập khẩu thêm vàng nên lượng cung ít, khiến giá vàng trong nước ngày càng cao hơn giá vàng quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng đầu cơ, đẩy giá hay nhập lậu vàng nhằm kiếm lợi bất chính, gây ra rủi ro tiềm ẩn cho thị trường vàng trong nước nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, các chuyên gia kinh tế cũng hiến kế nhiều phương án nhằm “ghìm cương” giá vàng và bình ổn thị trường. Trong đó, đa phần là đề xuất Ngân hàng Nhà nước cần cho phép nhập khẩu vàng trở lại, không chỉ vàng miếng, mà cả vàng nhẫn, vàng trang sức… Điều này có thể khiến giá vàng SJC giảm cả chục triệu đồng/lượng. Ngược lại, nếu không tăng nguồn cung, giá vàng SJC có thể sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới.

Song song với đó, các chuyên gia cũng đề xuất rằng cần sửa quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và bỏ việc công nhận SJC là thương hiệu vàng miếng chuẩn quốc gia. Bởi đây là nguyên nhân chính làm cho giá vàng SJC luôn cao hơn giá thế giới.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái: Chính phủ hết sức đau đầu về thị trường vàng

Giải trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13-5, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho hay vàng là hàng hóa đặc biệt, liên thông với thị trường ngoại tệ, liên quan rất lớn tới điều hành kinh tế vĩ mô.

Theo ông Khái, trước năm 2012, vàng còn “nhảy múa hơn” và thời điểm đó, có 8 doanh nghiệp nhập vàng miếng nhưng giữa cung và cầu, niêm yết giá rất phức tạp. Sau khi nghị định 24 ra đời có hiệu lực, 8 doanh nghiệp đó không được nhập nữa.

Khi đó, Nhà nước độc quyền và Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm nhập vàng nguyên liệu, nhập khi có nhu cầu cần thiết.

Ông Khái cũng chỉ rõ “nói SJC thôi nhưng độc quyền là độc quyền nhà nước”. Còn các doanh nghiệp, ngân hàng hiện nay chỉ kinh doanh nhưng phải đảm bảo điều kiện rất chặt chẽ.

Tuy nhiên vừa rồi, theo Phó thủ tướng, tình hình giá vàng có nhiều biến động, thậm chí biến động lớn, giá tăng cao hơn so với giá thế giới theo quy đổi, chênh lệch giá mua – giá bán vàng miếng cao nhất, thời điểm cao nhất lên tới 18 – 19 triệu, thậm chí 20 triệu đồng.

Như vậy đòi hỏi phải quản lý và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã họp rất nhiều lần, có nhiều công điện.

“Gần đây tôi họp với Ngân hàng Nhà nước có thông báo đầy đủ các giải pháp. Với giải pháp như vậy mấy ngày gần đây có xoay chuyển nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi vì rất phức tạp”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Khái, nếu không kiểm soát bằng các giải pháp đồng bộ sẽ rất khó. Ví dụ hiện nay về buôn bán, đầu vào – đầu ra phải phát hành hóa đơn nghiêm và phát hành từng lần chứ không phải một cục, ghi lại xong cuối ngày mới phát…

“Việc này giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trong quý 2-2024 phải hoàn thành”, ông Khái thông tin.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái

Liên quan vấn đề tăng cung, theo Phó thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đấu thầu nhưng hình thức cung phải phù hợp.

Ông nói vừa qua tổ chức tăng cung nhưng cũng chưa tới, bởi lượng giao dịch lớn nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia đấu thầu chỉ có 1 – 2.

“Như vậy nhu cầu có thật hay không? Ngân hàng Nhà nước phải có đánh giá”, ông Khái yêu cầu.

Về vấn đề nhập lậu vàng, Phó thủ tướng cho hay khi đã giữ khuôn sẽ không thể nào dập vàng miếng được nếu nhập lậu về. Còn với vàng trang sức, mỹ nghệ giao cho các doanh nghiệp đủ điều kiện.

Cũng theo Phó thủ tướng, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm thị trường vàng là đúng, người dân cũng rất quan tâm nhưng phải đánh giá kỹ, bình tĩnh, tìm được giải pháp. Có nghĩa tìm đúng bệnh mới bốc thuốc tốt được.

Ông cho biết ngày mai, 14-5, ông sẽ có thêm cuộc làm việc với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề quản lý thị trường vàng để làm rõ nguyên nhân và giải pháp. Đồng thời, với hành vi không phù hợp phải xử lý nghiêm.

Sau khi đánh giá tình hình thì giao cho thanh tra chuyên ngành phải thanh tra các đầu mối lớn, kể cả các biên giới, cửa khẩu vào, nếu vi phạm chuyển Bộ Công an xử lý ngay.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức đau đầu vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ thời gian tới các bộ, ngành tích cực, đồng lòng vào cuộc chắc không khó khăn gì chúng ta không xử lý được”, Phó thủ tướng nhấn mạnh thêm.

Bảo Trâm

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều