+
Aa
-
like
comment

Tấn trò “nhân quyền” lại tiếp tục

sông trà - 27/08/2021 10:40

Nhân quyền – một trong những chiêu trò vốn không còn xa lạ của các đối tượng bị kết án do có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Mỗi khi có chính khách Mỹ đến Việt Nam thì các đối tượng, tổ chức mừng như bắt được vàng, chúng coi đây là cơ hội để yêu cầu Việt Nam thả các tội phạm chống phá nhà nước dưới cái mác dân chủ – nhân quyền. Và hiện nay, các thế lực thù địch lại lợi dụng chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam để tạo áp lực lên Chính quyền Việt Nam đòi trả tự do cho Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức…

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Nhìn vào các chuyến thăm trước đây của nguyên thủ hay chính khách Mỹ, các đối tượng đều tổ chức chiến dịch truyền thông, vận động “nhân quyền cho Việt Nam” rầm rộ, náo động. Bởi vậy, sự kiện Phó Tổng thống Mỹ Harris thăm và làm việc với Việt Nam vào ngày 24/8 vừa qua cũng không ngoại lệ.

Y như rằng, đài VOA Tiếng Việt có bài “Các tổ chức thúc PTT Harris kêu gọi trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang”. Theo bài viết, ba tổ chức nhân quyền, gồm Article 19 có trụ sở ở London và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) có trụ sở ở New York, Legal Initiatives for Vietnam (LIV)… đã gửi các thỉnh nguyện thư đến cho Văn phòng Phó Tổng thống Harris để yêu cầu bà lên tiếng đòi tự do cho hai nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Việt Nam trước khi bà rời Washington hôm 20/8 bắt đầu chuyến công du Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Để phụ hoạ thêm, ngày 20/6/2021 vừa qua, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố cái gọi là “báo cáo nhân quyền tại Việt Nam năm 2020-2021” dài 107 trang, Thêm một lần nữa, những nội dung trong báo cáo mà “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đưa ra trong năm 2020-2021 đều phản ánh sai lệch, thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam mà Cánh Cò đã nhiều lần chỉ rõ.

Có một điểm chung mà các tổ chức phản động, đối tượng thù địch sử dụng ở đây là: Hầu như những cá nhân – miễn là có hành động chống chính quyền đều được dán nhãn “người bảo vệ nhân quyền” hay “tù nhân lương tâm”, dùng đó như là “bằng chứng” vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Sau đó, dùng nó làm thành tích để báo cáo lên các tổ chức đối kháng với Việt Nam, để hòng nhận được tiền tài trợ và cơ hội chạy trốn sang nước ngoài.

Chiêu trò nhân quyền cũ rích này đã từng được áp dụng những “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” tự phong như: Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…, nhưng đã bị dư luận trong và ngoài nước vạch trần, lên án.

Nhân quyền – một trong những chiêu trò vốn không còn xa lạ của các đối tượng bị kết án do có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Những người mà các tổ chức nói trên kêu gọi Phó Tổng thống Mỹ tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam để thả họ ra theo cách gọi của họ là “tù nhân lương tâm” như: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Lê Trọng Hùng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Văn Hóa…

Thực tế, danh sách những cái tên nói trên đều là những đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, cổ súy tuyên truyền chống phá đất nước. Xin khẳng định, Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những công dân vi phạm pháp luật Việt Nam bị bắt giữ, truy tố và xét xử. Các đối tượng bị bắt giữ, xử lý do vi phạm pháp luật Việt Nam, được điều tra, xét xử theo đúng quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Chẳng riêng gì ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới, rất nhiều cá nhân đã bị bắt giữ, thậm chí bị đem ra xét xử và phạt tù vì những tội danh như làm tổn hại tới an ninh quốc gia, tung tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây nguy hiểm cho người dân… Điểm chung của các vụ việc này là đều được xử lý dựa trên luật pháp hiện hành, trên tinh thần thượng tôn pháp luật mà bất cứ quốc gia nào cũng đã và đang nỗ lực hướng tới.

Như vậy, có thể thấy, lâu nay, các đối tượng thù địch thường dựa vào khái niệm “tù nhân lương tâm”, nhân quyền để thổi phồng vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam bằng nhiều hình thức như viết các lời kêu gọi, bài biết mang tính thù hằn, bôi nhọ… đăng trên các báo đài hải ngoại, mạng xã hội của các tổ chức phản động, lưu vong. Hoặc gửi thư kêu gọi các dân biểu, chính khách Mỹ gây áp lực lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Tất cả đều nhằm thực hiện âm mưu dai dẳng là bôi nhọ, vu cáo và chống phá Nhà nước Việt Nam, làm suy giảm lòng tin của nhân dân Việt Nam vào hệ thống chính trị của nước ta. Do đó, sứ mệnh đấu tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựa trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam chắc chắn còn dài.

Sông Trà 

Bài mới
Đọc nhiều