Tận thu người làm công ăn lương, ngành thuế bỏ lọt nhiều người thu nhập cao
Theo dữ liệu trên hệ thống tập trung của ngành thuế trong năm 2019, số lượng người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công đạt khoảng 6,89 triệu người với tổng số thu ngân sách trên 79.219 tỉ đồng.
Số thuế mà người làm công ăn lương đóng góp qua các năm tăng khá mạnh. Cụ thể, năm 2016 có 4,38 triệu người nộp 49.152 tỉ đồng; qua năm 2017, số lượng người nộp thuế tăng lên 4,965 triệu người và số thuế đóng lên hơn 59.264 tỉ đồng; đến năm 2018, số người đóng thuế tăng vọt lên 6,244 triệu kéo theo số thu tăng lên 73.500 tỉ đồng. Như vậy, số thu thuế từ tiền lương, tiền công đã tăng liên tục trong 4 năm qua, số thu năm 2019 tăng khoảng 30.000 tỉ đồng so với năm 2016.
Có thể nhận thấy số lượng người có thu nhập tiền lương tiền công nộp thuế từ bậc 1 đến bậc 4 tăng mạnh qua các năm. Chẳng hạn năm 2016 có hơn 2,1 triệu người nộp thuế ở bậc 1 (có thu nhập 14 triệu đồng/tháng, chưa tính người phụ thuộc) thì đến năm 2019 lên hơn 3,05 triệu người, tăng gần 1 triệu người trong vòng 4 năm; số lượng người nộp thuế bậc 2 năm 2019 lên hơn 800.000 người, tăng gần gấp đôi trong 4 năm qua…
Như vậy thời gian qua, thuế TNCN chủ yếu nắm người làm công ăn lương, cán bộ viên chức trong khi nhiều nguồn thu khủng như ca sĩ, bác sĩ mở phòng mạch tư, cá nhân thu nhập qua mạng… vẫn bị bỏ sót. Cuối 2019, Cục Thuế TP.Hà Nội công bố phát hiện một cá nhân có doanh thu 80 tỉ đồng từ hoạt động cung cấp các ứng dụng, sản phẩm qua Google Play, Apple Store, YouTube… nhưng không kê khai nộp thuế. Sau khi phát hiện, cơ quan thuế Hà Nội yêu cầu và hỗ trợ cá nhân này kê khai nộp thuế theo quy định. Trước đó, Cục Thuế TP.HCM cũng phát hiện và truy thu thuế một chủ kênh YouTube có thu nhập hơn 19 tỉ đồng từ năm 2016 – 2018. Sau khi bị phát hiện, cá nhân này đã đồng ý nộp số thuế tương ứng 1,5 tỉ đồng… Rõ ràng, cơ quan thuế vẫn chỉ theo đuôi các trường hợp kinh doanh với doanh thu khủng trong khi thực tế có nhiều trường hợp tương tự chưa bị phát hiện.
Ông Nguyễn Thái Sơn – nguyên Trưởng phòng Thuế TNCN Cục Thuế TP.HCM, bức xúc ban soạn thảo sửa đổi quy định không những lần này mà những lần khác đều cứ chỉ lo tính đến chuyện giảm ngân sách mà không nhìn vào sự bất hợp lý của chính sách thuế TNCN. Những năm qua, thuế TNCN chỉ mới tập trung thu đối với người làm công ăn lương mà chưa khai thác các nguồn thu khác để tăng ngân sách. Việc tính toán giảm nguồn thu ngân sách khi áp dụng các mức mới chỉ là lý thuyết, chứ thực tế năm 2013 khi áp dụng tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 125% thì số thu từ sắc thuế này vẫn tăng lên đều. Ông Nguyễn Thái Sơn nhấn mạnh các khoản thu ngân sách từ những hoạt động khác như mua bán bất động sản, bán hàng online, hộ kinh doanh… vẫn chưa thể khai thác hết. Nhưng thay vì cán bộ thuế có thời gian tập trung những vụ việc như thế này để tăng thu thì lại phải “bù đầu” giải quyết những vấn đề thủ tục giấy tờ về thuế phát sinh do những bất cập từ chính sách thuế gây ra. Chẳng hạn quy định khấu trừ thuế 10% đối với thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng trở lên (cứ thu nhập 2 triệu đồng thì đóng 200.000 đồng tiền thuế TNCN – PV), khiến nhiều người cả năm phát sinh vài ba thu nhập vãng lai phải đi làm các thủ tục hoàn thuế vào cuối năm. Đó là lý do vì sao số lượng hồ sơ hoàn thuế TNCN những năm gần đây gia tăng chóng mặt. Giá cả hàng hóa tăng lên trong 6 năm qua, người trả thu nhập cũng phải điều chỉnh tăng tiền công lên là điều dễ hiểu nhưng đụng ngay mức chặn 2 triệu đồng tính thuế và người nhận thu nhập chịu thiệt.
“Cần phải xem xét lại căn cứ điều chỉnh tăng mức GTGC lần này vì chưa hợp lý. Luật thuế TNCN quy định điều chỉnh mức GTGC khi CPI tăng trên 20% chứ không nói mức giảm trừ tăng tương ứng mức lạm phát thời gian qua. Nếu tính như vậy, quy định vừa ban hành đã trở nên lạc hậu khi áp dụng cho kỳ quyết toán thuế 2020 mà chưa tính đến yếu tố lạm phát của năm này. Đó là chưa kể những năm tiếp theo lạm phát tăng thì người nộp thuế lại rơi vào cảnh chịu thiệt thòi”, ông Nguyễn Thái Sơn nhấn mạnh.
Số thuế mà người làm công ăn lương đóng góp qua các năm tăng khá mạnh. Cụ thể, năm 2016 có 4,38 triệu người nộp 49.152 tỉ đồng; qua năm 2017, số lượng người nộp thuế tăng lên 4,965 triệu người và số thuế đóng lên hơn 59.264 tỉ đồng; đến năm 2018, số người đóng thuế tăng vọt lên 6,244 triệu kéo theo số thu tăng lên 73.500 tỉ đồng. Như vậy, số thu thuế từ tiền lương, tiền công đã tăng liên tục trong 4 năm qua, số thu năm 2019 tăng khoảng 30.000 tỉ đồng so với năm 2016.
Có thể nhận thấy số lượng người có thu nhập tiền lương tiền công nộp thuế từ bậc 1 đến bậc 4 tăng mạnh qua các năm. Chẳng hạn năm 2016 có hơn 2,1 triệu người nộp thuế ở bậc 1 (có thu nhập 14 triệu đồng/tháng, chưa tính người phụ thuộc) thì đến năm 2019 lên hơn 3,05 triệu người, tăng gần 1 triệu người trong vòng 4 năm; số lượng người nộp thuế bậc 2 năm 2019 lên hơn 800.000 người, tăng gần gấp đôi trong 4 năm qua…
Như vậy thời gian qua, thuế TNCN chủ yếu nắm người làm công ăn lương, cán bộ viên chức trong khi nhiều nguồn thu khủng như ca sĩ, bác sĩ mở phòng mạch tư, cá nhân thu nhập qua mạng… vẫn bị bỏ sót. Cuối 2019, Cục Thuế TP.Hà Nội công bố phát hiện một cá nhân có doanh thu 80 tỉ đồng từ hoạt động cung cấp các ứng dụng, sản phẩm qua Google Play, Apple Store, YouTube… nhưng không kê khai nộp thuế. Sau khi phát hiện, cơ quan thuế Hà Nội yêu cầu và hỗ trợ cá nhân này kê khai nộp thuế theo quy định. Trước đó, Cục Thuế TP.HCM cũng phát hiện và truy thu thuế một chủ kênh YouTube có thu nhập hơn 19 tỉ đồng từ năm 2016 – 2018. Sau khi bị phát hiện, cá nhân này đã đồng ý nộp số thuế tương ứng 1,5 tỉ đồng… Rõ ràng, cơ quan thuế vẫn chỉ theo đuôi các trường hợp kinh doanh với doanh thu khủng trong khi thực tế có nhiều trường hợp tương tự chưa bị phát hiện.
Ông Nguyễn Thái Sơn – nguyên Trưởng phòng Thuế TNCN Cục Thuế TP.HCM, bức xúc ban soạn thảo sửa đổi quy định không những lần này mà những lần khác đều cứ chỉ lo tính đến chuyện giảm ngân sách mà không nhìn vào sự bất hợp lý của chính sách thuế TNCN. Những năm qua, thuế TNCN chỉ mới tập trung thu đối với người làm công ăn lương mà chưa khai thác các nguồn thu khác để tăng ngân sách. Việc tính toán giảm nguồn thu ngân sách khi áp dụng các mức mới chỉ là lý thuyết, chứ thực tế năm 2013 khi áp dụng tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 125% thì số thu từ sắc thuế này vẫn tăng lên đều. Ông Nguyễn Thái Sơn nhấn mạnh các khoản thu ngân sách từ những hoạt động khác như mua bán bất động sản, bán hàng online, hộ kinh doanh… vẫn chưa thể khai thác hết. Nhưng thay vì cán bộ thuế có thời gian tập trung những vụ việc như thế này để tăng thu thì lại phải “bù đầu” giải quyết những vấn đề thủ tục giấy tờ về thuế phát sinh do những bất cập từ chính sách thuế gây ra. Chẳng hạn quy định khấu trừ thuế 10% đối với thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng trở lên (cứ thu nhập 2 triệu đồng thì đóng 200.000 đồng tiền thuế TNCN – PV), khiến nhiều người cả năm phát sinh vài ba thu nhập vãng lai phải đi làm các thủ tục hoàn thuế vào cuối năm. Đó là lý do vì sao số lượng hồ sơ hoàn thuế TNCN những năm gần đây gia tăng chóng mặt. Giá cả hàng hóa tăng lên trong 6 năm qua, người trả thu nhập cũng phải điều chỉnh tăng tiền công lên là điều dễ hiểu nhưng đụng ngay mức chặn 2 triệu đồng tính thuế và người nhận thu nhập chịu thiệt.
“Cần phải xem xét lại căn cứ điều chỉnh tăng mức GTGC lần này vì chưa hợp lý. Luật thuế TNCN quy định điều chỉnh mức GTGC khi CPI tăng trên 20% chứ không nói mức giảm trừ tăng tương ứng mức lạm phát thời gian qua. Nếu tính như vậy, quy định vừa ban hành đã trở nên lạc hậu khi áp dụng cho kỳ quyết toán thuế 2020 mà chưa tính đến yếu tố lạm phát của năm này. Đó là chưa kể những năm tiếp theo lạm phát tăng thì người nộp thuế lại rơi vào cảnh chịu thiệt thòi”, ông Nguyễn Thái Sơn nhấn mạnh.
(Theo TNO)