+
Aa
-
like
comment

Tám ngày liên tục Việt Nam không thêm bệnh nhân nhiễm COVID-19

Thành Nhân - 24/04/2020 06:33

Sáng ngày 24/4, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận ca mắc mới nào từ 8 ngày nay. Tuy nhiên để phòng chống dịch hiệu quả, các biện pháp vẫn tiếp tục được thực hiện, nhất là đối với những nơi có nguy cơ cao như trường học, bệnh viện, công xưởng…

Tổ Công tác phòng chống dịch COVID-19 PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm Tổ trưởng đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước để kiểm tra các hoạt động chuẩn bị cho công tác tiếp đón bệnh nhân.

Làm việc với Tổ công tác, đại diện bệnh viện đã báo cáo về kế hoạch triển khai công tác khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn mới của dịch COVID-19. Theo đó bệnh viện đặt mục tiêu khôi phục từng bước công tác khám, chữa bệnh; đảm bảo an toàn người bệnh và nhân viên y tế; sàng lọc phát hiện sớm các các bệnh COVID-19 chuyển đến bệnh viện chuyên khoa điều trị.

Từ nay đến hết 3/5/2020, bệnh viện chỉ tiếp nhận những ca bệnh nặng, nguy kịch vượt quá khả năng của tuyến dưới; tiếp nhận người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng mà chưa chuyển tuyến được; Tăng cường chuyển tuyến người bệnh về cơ sở khám, chữa bệnh khác khi đã qua giai đoạn nguy kịch, cấp cứu.

Giai đoạn từ 4/4-15/5/2020: Bệnh viện dự kiến chỉ tiếp nhận các trường hợp như giai đoạn trên và người bệnh mắc các bênh, nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch, có giấy hẹn khám lại.

Giai đoạn sau 15/5/2020, nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 không có diễn biến phức tạp, ngoài các đối tượng người bệnh nêu trên bệnh viện sẽ tiếp nhận thêm người bệnh cấp cứu tại cộng đồng; tiếp nhận người bệnh do các cơ sở khám chữa bệnh khác chuyển tuyến đến; khôi phục một phần mổ phiên, và  dự kiến chỉ tiếp nhận 30% số giường bệnh.

PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, Bệnh viện Tim Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp “ngăn” COVID-19 như: thực hiện tờ khai y tế, đo nhiệt độ và yêu cầu khử khuẩn tay đối với tất cả các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến thăm khám tại 2 cơ sở của bệnh viện; trang bị cồn rửa tay tại tất cả các cửa ra/vào…

Bệnh viện cũng thiết lập phân luồng bệnh nhân, theo đó, nếu bệnh nhân đến từ vùng dịch, bệnh nhân có yếu tố nghi ngờ, yếu tố dịch tễ sau khi khai báo y tế sẽ được phân luồn khám riêng tại phòng khám dã chiến có đầy đủ trang thiết bị, giường, bàn khám…

Bên cạnh đó, Bệnh viện Tim Hà Nội cũng bố trí cơ sở 2 để dành riêng điều trị các bệnh nhân có yếu tố nghi ngờ, bệnh nhân đến từ vùng dịch…

Để thực hiện giãn cách bệnh nhân, lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu phòng Công tác xã hội và các bộ phận liên quan gọi điện cho các bệnh nhân căn cứ theo lịch khám lại/tái khám đã được lưu trên máy tính để hẹn giờ đến khám. Chính vì thế nếu trước kia, khi chưa có dịch COVID-19 thì tại Bệnh viện Tim Hà Nội luôn có đông bệnh nhân đến khám vào buổi sáng, còn buổi chiều vắng thì hiện nay bệnh nhân đến khám trải đều trong ngày.

Tổ Công tác phòng chống dịch COVID-19 PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm Tổ trưởng đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước để kiểm tra các hoạt động chuẩn bị cho công tác tiếp đón bệnh nhân.

>Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân 7 thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

Thành Nhân

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều