+
Aa
-
like
comment

Tại sao Việt Nam bị nghi ngờ “giấu dịch”?

30/06/2020 12:53

Thời gian qua, Việt Nam liên tục được truyền thông quốc tế ca ngợi thành công chống dịch nhờ sự chủ động, minh bạch và chiến lược cách ly bệnh nhân hiệu quả. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn có những kẻ “ăn không ngồi rồi”, ghen tị với sự thành công có một không hai này nên không ngừng nghi ngờ, soi mói, thậm chí là tung tin không đúng sự thật. Một thành viên trên Reddit bình luận rằng: “Tất cả những gia đình gốc Việt ở Mỹ thực sự nghĩ rằng Việt Nam đang che giấu đại dịch…”.

Việt Nam chiến thắng đại dịch nhờ sự quyết tâm, chủ động, nghiêm túc chống dịch.

Trong một cuộc tranh cãi diễn ra tại Palm Beach, Florida, có rất nhiều ý kiến phản đối việc “đeo khẩu trang”, có người thì bảo: “Tôi không mặc quần lót vì cái gì cũng cần phải thở”. Và một lần nữa, cụm từ “độc tài cộng sản” lại được nói đến, người đó cho rằng việc đeo khẩu trang là một việc tước đi quyền tự do dân chủ của người dân, đó là thứ luật lệ độc tài của cộng sản.

Đôi khi, có vắt óc nghĩ ra, cũng không thể lý giải được là tại sao lại có những con người luôn có ánh mắt thù hằn đối với các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Theo họ, ở những quốc gia thế này, chắc chắn là nghèo đói hoặc cực kỳ độc tài mà vì thế, những thành tựu mà họ đạt được gần như là “mị dân”, những bằng chứng được tung ra là “ngụy tạo”. Trang PRI đã có một bài viết với tiêu đề: “Việt Nam có phải là nhà vô địch trong cuộc chiến chống Covid-19 hay không?”.

Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, New Zealand, Iceland là những quốc gia thành công trong cuộc chiến chống đại dịch, vậy Việt Nam thì sao?

Một quốc gia có số ca nhiễm ít hơn hẳn, không có người tử vong, lại giáp biên giới với Trung Quốc hơn tất cả các quốc gia trên, có dân số đông bằng toàn bộ các quốc gia kể trên cộng lại, Việt Nam cũng không phải là một quốc gia giàu có, vậy họ có xứng đáng được vinh danh hay không? Forbes thậm chí đã dẫn lời một tổ chức nghiên cứu độc lập “dọa” sẽ đưa Việt Nam ra khỏi những quốc gia an toàn nhất trong đại dịch vì “số liệu ngụy tạo, không trung thực”.

Ở Việt Nam, các trạm chốt kiểm tra thân nhiệ dường như hoạt động không ngừng nghỉ trong giai đoạn chống dịch.

Thực ra, với các quốc gia phát triển, việc vinh danh một quốc gia đang phát triển như Việt Nam lên vị trí đứng đầu trong chiến dịch chống đại dịch là một điều khó khăn. Sự tự tôn của các quốc gia phát triển không cho phép họ thừa nhận sự chiến thắng của Việt Nam. Từ giới quan chức, những người làm trong bộ phận nghiên cứu khoa học đến những người dân bình thường. Giáo sư Steve Hanke của Đại học Johns Hopkins đã viết rằng Việt Nam cố tình cung cấp dữ liệu không chính xác. Mới đây, vị giáo sư kinh tế này cũng xếp Việt Nam chỉ hơn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong một bảng xếp hạng liên quan đến quyền tự do ngôn luận, dân chủ. Chưa hết, trong một nghiên cứu về tự do trên Internet, giáo sư này đặt Việt Nam ở vị trí áp chót, chỉ hơn Trung Quốc – tức là nghiên cứu này chỉ ra Việt Nam là một quốc gia không có tự do trên mạng.

Tờ Foreignpolicy còn cho rằng Việt Nam chiến thắng Covid-19 là do “đàn áp quyền tự do dân chủ của người dân”. Một viện dẫn được đưa ra là lực lượng quân đội, công an có mặt tại khắp nơi chống dịch là để “bịt miệng người dân bất đồng chính kiến”, những chốt cách ly được lập ở các sân bay và khu vực biên giới là để “chặn những thông tin bất lợi cho chính quyền Việt Nam lan ra ngoài”. Thậm chí việc áp lệnh hạn chế đi lại, kiểm soát ra vào các thành phố cũng là “tước đoạt quyền tự do, dân chủ của người dân”, chính quyền Việt Nam thậm chí phạt tiền những người đưa thông tin chính xác lên trên mạng xã hội.

Thời điểm chống dịch, Việt Nam có hàng trăm điểm cách ly nghiêm ngặt để kiểm tra theo dõi tình hình dịch tễ, sức khỏe của công dân từ nước ngoài trở về.

Họ vẫn muốn chứng minh Việt Nam đã thất bại bằng nhiều cách khác nhau. Như việc BBC nói Việt Nam không bị Covid-19 tàn phá vì “ăn bẩn sống lâu”, như VOA tiếng Việt nói rằng yêu cầu WHO điều tra độc lập các số liệu mà Việt Nam đưa ra và thả tù nhân lương tâm. Còn Reuters thì tiến hành thâm nhập vào các nhà tang lễ nhưng bị các quản lý ở đây kêu ca rằng “ế ẩm” quá, những camera tầm nhiệt được đặt, những báo cáo độc lập liên tục gửi về, những phóng viên túc trực khắp nơi. Tuy nhiên, họ đã không thể chứng minh được những con số mà phía Việt Nam đưa ra là ngụy tạo cũng như chẳng không chứng minh được bất cứ thứ gì thêm.

“Việt Nam đã chiến thắng Covid-19, thậm chí chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng đáng được vinh danh ở mức độ cao nhất, hơn bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng các quốc gia giàu có không muốn như vậy, tương tự như Mỹ chưa từng tuyên bố thất bại ở Việt Nam mặc dù ai cũng biết Mỹ đã thất bại như thế nào.

Đời sông người dân đã trở lại bình thương sau những ngày chống dịch cam go.

Đến thời điểm hiện tại, WHO không có bất cứ ngờ vực nào về cuộc chiến chống dịch ở Việt Nam, khoảng gần trăm chuyên gia của CDC Hoa Kỳ cũng nói rằng: “Có niềm tin rất lớn vào Chính phủ Việt Nam”. Một chuyên gia khác của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói rằng trong quá trình làm việc chung, họ không tin các đồng nghiệp Việt Nam nói dối vì nếu bất cứ một người nào làm việc với các chuyên gia đến từ Việt Nam, họ cũng sẽ phải thừa nhận sự nghiêm túc, chuyên môn vững chắc và thật thà từ những người bạn Việt Nam.

New Zealand tuyên bố chiến thắng đại dịch sau 17 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng, với khoảng gần 1200 người mắc bệnh và 22 người chết. Trong khi đó, mặc dù đã trải qua 75 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, 355 ca nhiễm và không một người nằm xuống, Chính phủ Việt Nam vẫn cảnh báo người dân: “Không nên chủ quan”. Có lẽ, Việt Nam không cần một lời tuyên bố chiến thắng, vì một tuyên bố chiến thắng giữa thời điểm bạn bè thế giới vẫn đang căng mình chống dịch là không cần thiết. Ăn mừng trong khi bạn bè gặp khó là không hay ho gì, lại còn phát sinh thêm tâm lý chủ quan. Nhưng phải thừa nhận là người dân Việt Nam đang tận tận hưởng thành quả chiến thắng. Những sân bóng đông đúc người, những địa điểm du lịch náo nhiệt trở lại, những trung tâm thương mại dần nhộn nhịp, những con đường lại ách tắc và náo nhiệt, các công sở sáng đèn, các nhà máy tấp nập công nhân. Dù mọi thứ vẫn còn khó khăn nhưng đó là một lời tuyên bố chiến thắng rõ ràng nhất rồi.

Tifosi

*Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả 

Bài mới
Đọc nhiều