+
Aa
-
like
comment

Tại sao ông Võ Nguyên Giáp lại được phong hàm Đại tướng?

Hạnh Nhân - 24/01/2022 13:23

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.

Sắc lệnh phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và ảnh đồng chí Võ Nguyên Giáp năm 1948.

Một cuộc phỏng vấn giữa phóng viên nước ngoài và Bác Hồ đã trả lời rất rõ ràng cho sự kiện vô cùng đặc biệt trên. BBT xin trích dẫn lại để nhắc nhớ về những sự đóng góp của những nhân vật, những sự kiện kịch sử vô cùng hào hùng của dân tộc.

Phóng viên: Tại sao ông Võ Nguyễn Giáp chưa qua một trường đạo tạo sỹ quan chính quy nào, chưa qua một học viện đào tạo quân sự nào lại được phong Đại Tướng?

Bác Hồ cười mà nói rằng: Thế thì Ngài thử xem những lãnh đạo của quân đội Pháp cầm quân ở Đông Dương thì đã qua các học viện quân sự nào chưa?

Phóng viên: Tất cả các vị Tướng được cử sang cầm quân ở Việt Nam và Đông Dương đều đã qua đào tạo tại các học viện quân sự lớn tại Pháp và nhiều nước khác.

Bác nói: Vậy thì các Tướng ấy cầm quân đánh trận ở Việt Nam đều thua ông Giáp thì ông Giáp phải trên họ một bậc chứ.

Đầu tiên là Tướng 4 sao Phillipe Leclerc, nhậm chức tháng 8 – 1945, đến tháng 6 năm 1946 thì bị triệu hồi về Pháp do thất bại trước Tướng Giáp tại Việt Nam trong chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

Thứ 2 là Tướng 4 sao Jean Etienne Valluy nhưng đến tháng 5 – 1948 lại bị triệu hồi về nước vì thất bại trước Tướng Giáp trong chiến dịch Thu – Đông 1947.

Thứ 3, đến lượt Tướng 4 sao C.Blaijat sang thay nhưng được một năm, đến tháng 9 – 1949 lại bị triệu hồi về Pháp vì thất bại trước Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến lược “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, lấy người Việt tiêu diệt người Việt”.

Số 4 là Tướng 4 sao M.Corgente sang thay, lại bị Tướng Giáp giáng một đòn đau bất ngờ trong chiến dịch Biên Giới.

Số 5, tháng 12 – 1950 được thay bằng Tướng Delattre De Tassigny – đây là vị Tướng 5 sao, người tài nhất của nước Pháp. Nhưng cũng chỉ được 1 năm, vì bị Tướng Giáp oánh cho thua trận ở khắp nơi.

Số 6 là Tướng Raul Salan sang thay, vị Tướng 4 sao này trụ được từ tháng 12 – 1951 đến tháng 5 – 1953 thì lại bị thay vì thua Tướng Giáp trong chiến dịch Hòa Bình và các mặt trận ở toàn Đông Dương.

Số 7, Tướng 4 sao Henri Navarre, ông này bị thua đậm nhất ở khắp các chiến trường Đông Dương mà đau nhất là ở Điện Biên Phủ, ông từng thách Tướng Giáp oánh Điện Biên và cuối cùng bị Tướng Giáp và QĐND Việt Nam oánh cho không trượt phát nào trong chiến thắng Điện Biên Phủ – lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Số 8, tháng 6 – 1954 tướng Ely sang thay, ông này may mắn hơn vì một tháng sau hiệp định Giơ-ne-vơ đã ký nên Ely chỉ làm nhiệm vụ thu quân rồi cuốn cờ về nước.

Ngoài ra, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quân Đội Mỹ đã 4 lần thay Tổng Tư Lệnh, bị chết 12 Tướng, 8 Tướng khác bị thương khi đối đầu với Tướng Giáp và QĐND Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.

Từ năm 1925 đến 1926, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); năm 1930, bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh; năm 1936, hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên báo của Đảng như: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”…; tham gia phong trào Đông Dương đại hội; được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp (đứng hàng thứ 2 từ trên xuống, từ trái qua, người thứ 4) cùng một số sinh viên trường Luật ở Hà Nội năm 1937.

Tháng 6/1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng; năm 1942, phụ trách Ban xung phong Nam tiến, tuyên truyền giác ngộ Nhân dân, tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng về Thái Nguyên.

Tháng 12/1944, đồng chí được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân – Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.

Tháng 8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội lập tháng 11-1946. Trong ảnh Đ.c Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ 2, vị trí thứ 2 từ phải sang.

Tháng 1/1946, đồng chí được bầu là đại biểu Quốc hội khóa I; tháng 3/1946, là Chủ tịch Quân sự ủy viên Hội, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10/1946, đồng chí là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam (Đồng chí làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ 10/1946 – 8/1947; 8/1948 – 12/1979).

Tháng 1/1948, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Người dân thương tiếc đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Đồng chí từ trần vào lúc 18 giờ 9 phút ngày 04/10/2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Hạnh Nhân

Bài mới
Đọc nhiều