+
Aa
-
like
comment

Tại sao nhiều nước từ thế giới thứ ba lại ngưỡng mộ Việt Nam đến vậy?

18/07/2020 17:12

Câu hỏi trên Quora, được trả lời bởi Lusia Millar… 

Chà, tôi nghĩ rằng có rất nhiều người từ các nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt là từ các nước thuộc địa cũ hoặc các quốc gia hay bị gây hấn dường như rất ngưỡng mộ Việt Nam vì chúng ta là một quốc gia rất nhỏ nhưng có thể giành chiến thắng trước nhiều siêu cường từ trên thế giới. Tất nhiên, bạn không thể hy vọng rằng Việt Nam có thể đánh bại tất cả các siêu cường cùng một lúc và/hoặc với cách của một cuộc chiến thông thường.

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng

Thứ nhất, Việt Nam đã giành chiến thắng Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất với Pháp từ năm 1945-1954.

Bài học: Việt Nam muốn nói với các quốc gia thuộc địa khác từ Châu Phi và Châu Á rằng các siêu cường Tây Âu có thể bị đánh bại trong các cuộc chiến như Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bởi một quốc gia thuộc địa cũ.

Việt Nam góp phần chấm dứt chủ nghĩa thực dân của các siêu cường châu Âu trên các thuộc địa cũ của họ. Chỉ mười năm kể từ khi tuyên bố độc lập, năm 1954, quân đội của nước thuộc địa cũ – Việt Nam đã đánh bại chủ nhân thực dân cũ của họ – Pháp tại trận Điện Biên Phủ và đẩy Đế quốc Pháp sụp đổ dần từ châu Á sang châu Phi.

Một chuyên gia có chia sẻ ý kiến liên quan đến chiến thắng này rằng: “Thật khó để tưởng tượng tác động của sự kiện đó 50 năm trước đối với thế giới thuộc địa, đặc biệt là các thuộc địa hải ngoại của Pháp. Một thế lực thực dân đã bị đánh bại. Một đội quân chính quy đã bị đánh bại”

Vào cuối những năm 1980, Ben Youssef Ben Khedda, người đứng đầu chính phủ lâm thời Cộng hòa Algeria, đã viết: “Quân đội của Hồ Chí Minh đã gây ra một thất bại nhục nhã cho Quân đoàn viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ. Thất bại của Pháp là một động lực mạnh mẽ cho tất cả những ai nghĩ rằng cuộc nổi dậy tức thì là chiến lược khả thi duy nhất. Tất cả các cân nhắc khác được đặt sang một bên, và hành động trực tiếp trở thành ưu tiên hàng đầu”. Chỉ ba tháng sau hội nghị Geneve, cuộc nổi dậy ở Algeria đã nổ ra vào ngày 1 tháng 11. Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh chính trị và quân sự của lực lượng Việt Minh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh) ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng dân tộc ở nước thuộc địa xa xôi Algeria. Đại diện Pháp, Jean Sainteny, và đại diện chính phủ VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã ký một thỏa thuận tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 1946. Theo đó Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một “Quốc gia tự do, với chính phủ, quốc hội, quân đội, và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp”. Mặc dù bất kỳ đề cập nào về độc lập đều được tránh cẩn thận, nhưng có một thỏa thuận đã rõ ràng rằng là Pháp đang có ý định thiết lập quan hệ mới với các thuộc địa của mình. (Vương quốc Anh cũng từng giúp Pháp tái xâm chiếm Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945-1946)

Thứ hai, Việt Nam đã thắng cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai với Mỹ và chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ từ năm 1955-1975.

Bài học: Việt Nam đã chứng minh rằng Mỹ không phải là quốc gia bất khả chiến bại.

Thứ ba, Việt Nam đã đứng vững trước những chiến dịch bắt nạt tập thể từ Mỹ và Tổ chức đồng minh Hoa Kỳ – SEATO (NATO của châu Á)

Không giống như Nam Tư, họ không thể có cơ hội chiến đấu chống lại NATO và Mỹ vào cuối những năm 1990, Việt Nam vẫn đứng vững chống lại chiến dịch này do Mỹ lãnh đạo.
– Mỹ: Tổng số lính Mỹ phục vụ tại Việt Nam là 2.709.918
Đỉnh điểm: 543.000 (tháng 4 năm 1969)
– Hàn Quốc: Tổng quân Hàn Quốc phục vụ tại Việt Nam là 320.000
Đỉnh điểm: 48.000 mỗi năm từ năm 1965-1973
– Thái Lan: Tổng cộng có khoảng 32.000 mỗi năm (1965-1973) tại Việt Nam và Lào.
– Phillippine: Tổng cộng quân lính là 2.061
– Úc: Tổng quân lính tham gia là 50.190
Đỉnh điểm: 7.672 quân chiến đấu
– New Zealand: Tổng quân tham gia là 3.500
Đỉnh điểm: 552 quân chiến đấu
– “Con rối của Mỹ” – Việt Nam Cộng hòa với tổng quân số là 850.000 (năm 1968) và 1.500.000 (năm 1974-1975)

Thứ tư, Việt Nam đã thắng cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba trước Trung Quốc và Khmer Đỏ được hỗ trợ bởi Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Thái Lan và các đồng minh khác của Mỹ như Anh.

• Việt Nam đã thắng cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc năm 1979 và cũng vững vàng trước cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc từ năm 1979-1991.

• Việt Nam đã chiến thắng và đánh bại quân Khmer Đỏ trong cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam năm 1978 và ủng hộ chính phủ mới của Campuchia từ 1978-1989.

• Mỹ, Thái Lan và Singapore đã hỗ trợ cho Khmer Đỏ – Campuchia trong Chiến tranh biên giới Tây Nam.

Sự tham gia của người Singapore và ủng hộ đối với Khmer Đỏ: Bộ Ngoại giao Singapore (MFA) nói rằng Singapore không ủng hộ Khmer Đỏ nhưng cuốn sách của Lý Quang Diệu tiết lộ rằng họ đã viện trợ 55 triệu đô la Mỹ cho phong trào kháng chiến của Campuchia chống lại Việt Nam.

Tóm lại: Thế giới, đặc biệt là các nước từ thế giới thứ ba ngưỡng mộ Việt Nam vì Việt Nam vượt qua sự đàn áp của 4/5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, và thậm chí đánh bại trực tiếp và gián tiếp 03 trong số đó (Pháp, Mỹ, Trung Quốc). Chỉ khoảng 45 năm kể từ ngày Việt Nam giành độc lập từ năm 1945 – 1990, Việt Nam đã đứng vững và cứng rắn trước một loạt các chiến dịch bắt nạt tập thể từ các đồng minh phương Tây và Trung Quốc như Phillippines, Thái Lan, Khmer Đỏ, Úc, New Zealand, Nam Hàn Quốc…

TH

Bài mới
Đọc nhiều