Báo Mỹ chỉ ra 3 lý do Mỹ nên mua tàu ngầm Pháp cho Việt Nam
Trang Washington Examiner đã có bài viết với tiêu đề “Why the US should offer to buy France’s submarines for Vietnam” (Tại sao Mỹ nên mua tàu ngầm Pháp cho Việt Nam), đưa ra những phân tích về việc Mỹ sẽ đạt được những lợi ích gì khi mua tàu ngầm của Pháp, sau đó trao tặng cho Việt Nam.
Theo Washington Examiner, có ít nhất 3 mục tiêu sau đây mà Mỹ sẽ đạt được khi quyết định mua tàu ngầm Pháp tặng Việt Nam:
Đầu tiên, việc mua tàu ngầm từ Pháp sẽ làm cho mối quan hệ lâu đời giữa Pháp và Mỹ trở nên gần gũi hơn, nhất là sau hiệp định AUKUS đang khiến mối quan hệ này trở nên căng thẳng. Thứ hai, nó sẽ giúp cho đối tác chiến lược mới của Mỹ là Việt Nam phát triển hơn, giúp Việt Nam có thêm phương tiện chống lại những thách thức về vấn đề chủ quyền. Và cuối cùng chính là giúp Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới có thể nhìn nhận lại cam kết của Pháp đối với các vấn đề an ninh tại Biển Đông.
Gần đây, khi hiệp định AUKUS được ký kết giữa Mỹ-Anh-Australia đã khiến Pháp thực sự nổi giận. Theo các chuyên gia, Pháp đang “nổi giận” với các đồng minh khi bị “qua mặt” trong thương vụ tàu ngầm hàng chục tỷ đô la Mỹ. Nhưng hơn hết, lý do thực sự có thể là do Australia đã rút khỏi thỏa thuận 66 tỷ USD mua tàu ngầm do Pháp thiết kế. Điều này đồng nghĩa với thất thu cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp, nhưng lại là “mẻ lưới lớn” cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, nếu giờ đây Mỹ mua lại hợp đồng 12 tàu ngầm diesel-điện Barracuda trị giá 66 tỷ USD kia từ Pháp và trao tặng cho Việt Nam thì có lẽ tất cả những vấn đề trên đều được giải quyết. Hơn nữa, còn khiến Mỹ và các quốc gia khác giảm bớt nỗi lo về các hành động phi pháp của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông.
Tại sao lại là Việt Nam?
Việt Nam gần đây nổi lên như một quốc gia vô cùng tiềm năng, thu hút nguồn vốn FDI dồi dào với dân số trẻ và tri thức cao. Hơn nữa, Việt Nam còn được xem là một mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với thị trường xuất khẩu mạnh mẽ.
Người dân Việt Nam có lòng yêu nước và phản đối sâu sắc những yêu sách phi lí của Trung Quốc trên Biển Đông, nơi thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đương nhiên, Mỹ và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều cảm thấy phẫn nộ bởi những thách thức của Trung Quốc. Điển hình nhất cho thấy điều đó chính là chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ngoài những vấn đề về đại dịch và kinh tế, bà Kamala Harris đã trực tiếp kêu gọi Việt Nam cùng Mỹ chống lại hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc.
Giờ đây, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam càng xích lại gần nhau hơn, vì thế việc tặng một số tàu ngầm Shortfin Barracuda thuộc hợp đồng 66 tỷ USD trong bối cảnh hiện tại là điều vô cùng hợp với kêu gọi của bà Kamala.
Để tránh mối nguy từ Trung Quốc, Mỹ cần đối tác
Đây là tuyến đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai-Wetar).
Biển Đông cũng được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc. Muốn vươn lên trong cuộc cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc phải trở thành cường quốc trên biển. Điều này chỉ có thể thực hiện được ở Biển Đông.
Đương nhiên Mỹ, Anh, Úc… hay bất cứ quốc gia nào đều không mong Trung Quốc đạt được lợi ích “bá quyền” của mình. Vì vậy ngoài hiệp định AUKUS, Mỹ cũng vẫn cần đồng minh Pháp để giúp loại bỏ những hiểm nguy.
Đặc biệt là gần đây, Pháp đang dần có những bước tiến quan trọng, những lời đề nghị đầu tư “béo bở” của Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc đang rất muốn tìm một đồng minh cho mình vào thời điểm này, nếu Mỹ không cố tìm cách giữ cho mối quan hệ Mỹ-Pháp bền chặt thì kế hoạch của Trung Quốc gần như đã thành công.
Cách giải quyết thông minh nhất lúc này, chính là Mỹ nên đề nghị mua lại một số tàu ngầm Shortfin Barracuda của Tập đoàn Hải quân Pháp – nhưng chỉ với điều kiện phần lớn tàu ngầm được chuyển giao cho Việt Nam (những chiếc khác có thể được sử dụng cho mục đích huấn luyện và hoạt động đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ), trong cuộc điện đàm sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo sắp tới.
Bảo Trâm (Theo Washington Examiner)