Tại sao Mỹ chọn căn cứ không quân “Hoàng tử Sultan” để chuẩn bị tấn công Iran?
Căn cứ không quân Hoàng tử Sultan đang được Mỹ gấp rút phục hồi có ưu thế tác chiến gì so với các căn cứ không quân Al-Udeid tại Qatar hoặc Isa tại Bahrain?
Các phương án chống Iran của Mỹ và liên quân
Một xu hướng đáng báo động liên quan tới tình hình gia tăng căng thẳng hiện nay tại Vùng Vịnh là liên minh quân sự – chính trị âm thầm chống Iran gồm Mỹ, Anh, Israel, cũng như các nước “Liên minh Ả Rập” đã bắt tay vào giai đoạn cuối cùng để xây dựng hai phương án chiến dịch vũ trang chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Phương án thứ nhất xem xét tới việc phong tỏa các cảng biển của Iran, khiến cho sản phẩm dầu mỏ từng làm cho giá “vàng đen” của thế giới phi mã không thể xuất khẩu được.
Phương án thứ hai – thiết lập sự thống trị toàn diện về quân sự – chính trị tại khu vực Tây Á, mà để đạt được điều đó chỉ có thể bằng việc triển khai cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa nhằm vào hạ tầng quân sự-công nghiệp của Iran.
Với phương án thứ hai, Căn cứ không quân Hoàng tử Sultan được Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) lực chọn bởi các lý do: Thứ nhất, làm nơi đóng quân của lực lượng bổ sung 500 lính Mỹ; thứ hai, làm sân bay dã chiến để phục vụ các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22A “Raptor”; thứ ba, là nơi để triển khai một hoặc vài tổ hợp tên lửa “Patriot PAC-3”.
Vào thời điểm hiện nay, công tác nâng cấp mặt đường băng cất – hạ cánh của căn cứ không quân Hoàng tử Sultan cũng như đường dẫn và nhà để máy bay đang được triển khai.
Tại sao căn cứ không quân Hoàng tử Sultan được lựa chọn?
Và ở đây xuất hiện một câu hỏi hoàn toàn logic: Căn cứ không quân Hoàng tử Sultan đang được phục hồi có phạm vi ưu thế tác chiến-chiến thuật nào so với căn cứ không quân Al-Udeid tại Qatar hoặc Isa tại Bahrain?
Hai căn cứ này chỉ nằm cách các tỉnh Harmozgan và Fars của Iran khoảng 250-270km và bảo đảm cho lực lượng không quân chiến thuật Mỹ và liên quân Ả Rập mức độ tác chiến cao hơn nhiều căn cứ Hoàng tử Sultan nằm cách tới 750 – 850km và bảo đảm thời gian bay tới khu chiến sự của các máy bay Raptor không dưới 35-50 phút bằng vận tốc siêu thanh hoặc cận thanh.
Câu trả lời cho câu hỏi nêu trên nằm ở số lượng và các chỉ số kỹ-chiến thuật của các tên lửa đạn đạo tác chiến-chiến thuật Fateh-110/313, Hormuz-2 và Zolfaghar, cũng như các tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3B/M và Qadr-H/F đang có trong biên chế của Iran và luôn sẵn sàng khai hỏa đáp trả nếu Mỹ và các đồng minh nếu họ có những hành động xâm lược.
Số lượng các loạt tên lửa đạn đạo tác chiến-chiến thuật nêu trên có thể lên tới hàng nghìn, trong khi số lượng các bệ phóng cơ động có thể đạt mức trên 400.
Một loạt bắn vài trăm quả tên lửa Fateh và Hormuz có thể đủ vô hiệu hóa kênh mục tiêu của 5-7 hệ thống thông tin-điều khiển chiến đấu Aegis được bố trí trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke Flight I/II/IIA/III và cung cấp chỉ dẫn mục tiêu cho các tên lửa phòng không SM-2ER Block IV và SM-6, cũng như 150-200 khẩu đội Patriot PAC-3 tạo thành những “mái vòm chống tên lửa” bên trên các căn cứ không quân Al-Dafra, Al-Udeid và Isa.
Kết quả là 25-40% các tên lửa đạn đạo tác chiến-chiến thuật của Iran vẫn sẽ xé nát “lá chắn chống tên lửa” của Mỹ bên trên Vùng Vịnh, gây thiệt hại đáng kể cho các căn cứ quân sự nói trên của không quân Mỹ.
Mặt khác – căn cứ không quân xa xôi Hoàng tử Sultan nằm bên ngoài ranh giới tầm bắn 300km của các tên lửa đạn đạo tác chiến-chiến thuật với số lượng nhiều hơn cả là Fateh-110 và Hormuz-2 của Iran.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran có thể chỉ dùng các tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3B/M và Qadr-H/F, mà số lượng các giếng phóng và cơ động ước vào khoảng từ 70 đến 120 đơn vị để tấn công căn cứ này.
Loạt bắn 100 tên lửa đạn đạo tầm trung này có thể dễ dàng bị chặn đứng bởi 2-3 khu trục hạm lớp Arleigh Burke với các tên lửa đánh chặn RIM-161B (SM-3 Block IA) và tiếp nhận chỉ thị mục tiêu sớm về các tên lửa đang đến gần, ví dụ như từ các tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35I Adir của Israel.
Xuyên phá được rào cản trên bầu trời Vùng Vịnh, các tên lửa đạn đạo có thể tự động bị theo dõi và “khoá” bởi radar ăng-ten lưới mảng pha chủ động AN/TPY-2 GBR, đi kèm với tổ hợp tên lửa chống tên lửa THAAD được cung cấp cho Các lực lượng vũ trang UAE mùa hè năm 2016.
Sau đó, số ít các tên lửa đạn đạo tầm trung còn lại của Iran, sau khi va chạm với SIM-3, có thể bị tiêu diệt hoàn toàn (trên đường tới căn cứ không quân “Hoàng tử Sultan”) bởi các tên lửa đánh chặn ngoài quỹ đạo của THAAD được phóng từ các bệ phóng bố trí hoặc ở UAE, hoặc ở Ả Rập Xê Út. Như vậy, vào thời điểm hiện nay, căn cứ không quân này có thể coi là cứ điểm dự phòng được bảo vệ tốt hơn cả của Không quân Mỹ trong trường hợp Hải quân Mỹ, Liên quân Ả Rập và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tấn công đáp trả lẫn nhau.
Tuy nhiên, Tehran vẫn có thể phản kháng lại chiến thuật nói trên của CENTCOM bằng một quân bài khá nặng cân – đó là sử dụng các tên lửa hành trình chiến thuật tầm xa (1.350km) Hoveyzeh có tầm bay siêu thấp từ 25-50m.
Sự cố mới đây liên quan tới cuộc tấn công từ trên không của các UAV cảm tử nhằm vào tổ hợp Patriot PAC-3 của Ả Rập Xê Út.
Radar AN/MPQ-53/65 cho thấy khả năng cực kém trong việc theo dõi và “khoá” các mục tiêu tầm thấp (dưới 30m), cũng như không có khả năng phản ứng trước một cuộc tấn công bằng tên lửa hạn chế khi thiếu chỉ dẫn mục tiêu cho các tên lửa đánh chặn MIM-104F PAC-3MSE từ phía những máy bay cảnh báo sớm E-3A/C/D và các phương tiện do thám định vị radar khác.
(Theo Soha News)