+
Aa
-
like
comment

Tại sao lực lượng đặc biệt ít khi dùng mũ sắt quân sự?

12/03/2021 14:47

Một số lực lượng đặc biệt thường thực hiện các nhiệm vụ bí mật, luồn sâu vào vùng sau lưng địch; trang bị thường gọn nhẹ và những chiếc mũ sắt nặng nề, có thể trở thành vật cản.

Chiếc mũ sắt quân sự đã chứng tỏ giá trị của nó ngay từ Chiến tranh thế giới thứ Nhất, khi một anh lính nuôi quân người Pháp, nhặt một chiếc chảo sắt và đội nó lên đầu trong trận pháo kích của quân Đức, do vậy anh chỉ bị thương nhẹ.
Kể từ đó, mũ sắt đã trở thành vật bảo vệ quan trọng của những người lính trên chiến trường. Nhưng dù là trong các tác phẩm điện ảnh, truyền hình hay thực tế chiến đấu thật, thì hầu hết như lính đặc nhiệm đều không thích đội mũ sắt. Có phải họ không sợ chết sao? Tại sao vậy?
Mũ sắt là trang phục bảo hộ cần thiết cho binh lính, vai trò của mũ sắt đã được chứng minh là hiệu quả trong các cuộc chiến tranh; quân đội các quốc gia đều trang bị, và những mẫu mũ sắt mới, vẫn đang tiếp tục được phát triển.
Hiện nay có nhiều vật liệu chống đạn, bằng các chất liệu khác đã được sử dụng. Mặc dù hầu hết mũ sắt, không thể chống lại đạn bắn ở cự ly gần, nhưng chúng có hiệu quả chống lại đạn lạc và nhiều mảnh vỡ khác nhau.
Ngoài khả năng bảo vệ đáng tin cậy cho binh lính, mũ chống đạn cũng không hề nhẹ, thông thường có trọng lượng nặng hơn 1,3 kg; nếu để nâng cao khả năng bảo vệ, thì sẽ nặng hơn.
Trong thế chiến thứ 2, mũ sắt loại 98 của Nhật Bản (không được trang bị số lượng lớn) lúc bấy giờ, có thể chống được đạn súng trường, trong phạm vi 500 mét. Tuy nhiên trọng lượng của mũ gần 3 kg, nếu đội lâu rất khó chịu.
Còn loại “mũ hàn” dòng K6 của Nga, với khả năng bảo vệ đáng kinh ngạc, nhưng nó nặng hơn… 4 kg. Trọng lượng nặng như vậy, sẽ đè lên cột sống cổ hơn nữa; nhưng để không phải quay toàn bộ cơ thể, thì mặt nạ phải được nâng lên; do vậy rất bất tiện.
Mũ sắt bộ binh thông thường, có tác dụng bảo vệ đáng kể khi bị pháo kích và cận chiến, nhưng đôi khi chúng cũng có thể mang lại tác dụng tiêu cực. Trong Thế chiến hai, chất lượng lớp sơn phủ ngoài của mũ sắt của Nhật không tốt, và bị phản chiếu ánh sáng, sau khi lớp sơn bị rơi ra, thường làm lộ mục tiêu.
Vì vậy, những người lính Nhật có kinh nghiệm chiến trường thường không đội mũ sắt bị bong sơn, để không bị mất mạng một cách vô ích. Tuy nhiên, các sĩ quan ”cứng nhắc” của Nhật, thường buộc cấp dưới phải đội “gương phản chiếu” trên đầu, khiến họ trở thành mục tiêu của máy bay Mỹ.
Vậy lực lượng đặc biệt có cần đội mũ sắt không? Điều này phụ thuộc vào tình hình. Lực lượng đặc biệt, là số binh lính đã được huấn luyện quân sự đặc biệt và cường độ cao, để thực hiện các nhiệm vụ hoạt động đặc biệt, trinh sát, xâm nhập, bắn tỉa và chống khủng bố.
Nếu mở rộng hơn, thì các đơn vị như lính dù cũng có thể được tính là “lực lượng đặc biệt”. Nhưng hầu hết mũ sắt của lính dù không giống mũ bộ binh thuần túy, vì muốn tránh va chạm, nên thường được thiết kế theo kiểu không có lưỡi trai, hy sinh một số khu vực bảo vệ.
Do vậy trên thực tế, trong thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt, chiếc mũ sắt lại có phần cản trở, thành vật cản, thậm chí có trường hợp không cần thiết. Mà đôi khi, không đội mũ sắt, lại có thể cứu được tính mạng của họ.
Ví dụ, khi một xạ thủ thực hiện nhiệm vụ săn mồi ẩn nấp, anh ta phải duy trì một tư thế tương đối cố định trong thời gian dài, đội mũ sắt nặng, cổ sẽ nhanh mỏi và mức độ thoải mái rất kém, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của nhiệm vụ, hoặc thậm chí là không thể kiên trì. Do vậy, họ thích đội một chiếc mũ vải nhẹ, vừa thoải mái vừa là vật ngụy trang.
Ngoài ra, lính đặc nhiệm thường không đội mũ sắt khi thực hiện các nhiệm vụ như xâm nhập và trinh sát. Bởi vì nhiệm vụ này không đòi hỏi khả năng bảo vệ cao, nhưng nhấn mạnh vào khả năng bí mật và tính cơ động.
Vì vậy đội mũ sắt làm tăng thêm trọng lượng, ảnh hưởng đến sự thoải mái và khả năng di chuyển. Hơn nữa, so với mũ sắt thường cứng, dễ lộ; mũ vải dễ biến dạng có thể không lộ đường viền của đầu và ngụy trang tốt hơn.
Tất nhiên, lính đặc nhiệm vẫn cần phải đội mũ sắt khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu thực tế, chẳng hạn như giải cứu con tin; hoặc tiêu diệt kẻ thù, trong giao tranh đường phố. Những người lính bộ binh, thường đội mũ sắt, vì họ không cần thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.
Trên thực tế, binh lính, giống như xe tăng, cũng phải chú ý đến sự cân bằng giữa khả năng bảo vệ, tính cơ động, hỏa lực và sự che giấu. Nếu đơn phương nhấn mạnh rằng cái nào, sẽ tất yếu đi đến cực đoan; và lính đặc nhiệm nên mặc như thế nào, luôn là một lựa chọn cụ thể, phụ thuộc vào tình hình chiến đấu. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tiến Minh

Bài mới
Đọc nhiều