+
Aa
-
like
comment

Tại sao Ấn Độ chê tiêm kích Su-57 và ghét bỏ xe tăng T-90MS?

14/02/2021 15:44

New Delhi đã đặt hàng một lượng lớn xe tăng của Nga, nhưng đồng thời thể hiện sự không hài lòng. Phải chăng Ấn Độ đang trên đường từ bỏ vũ khí Nga, hay vì lý do nào khác?

Một thỏa thuận đã được ký kết tại New Delhi vào đầu tháng 11/2020; theo đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ chi 3,12 tỷ USD, để mua 464 xe tăng T-90MS của Nga trong vòng bốn năm. 1/3 số tiền trên, sẽ được trả cho Nga, để chuyển giao công nghệ và phụ tùng; số còn lại trả cho các công ty của Ấn Độ.
Theo thỏa thuận, có tới 80% linh kiện dùng cho xe tăng chủ lực T-90MS sẽ được sản xuất tại Ấn Độ. Nhưng các thành phần chính là động cơ và hệ thống truyền động, sẽ nhập trực tiếp từ Nga. Tuy nhiên những linh kiện này chiếm tới 45% chi phí của xe tăng.
Với số lượng 464 chiếc T-90MS, đủ để trang bị cho mười trung đoàn xe tăng của quân đội Ấn Độ. 64 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS đầu tiên, sẽ được bàn giao trong thời gian không quá 3,5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng. Tiến độ sản xuất ở mức 120 xe mỗi năm, hoặc 10 chiếc mỗi tháng.
Theo thông lệ ở Ấn Độ, sau khi một đảng mới lên nắm quyền, lúc đầu bao giờ cũng có xu hướng ngả sang mua vũ khí của phương Tây và công kích những hợp đồng vũ khí với Nga, được ký kết trước đó, với vô số bình luận tiêu cực.
Có những cáo buộc quả thực rất vô lý, khi họ cho rằng, 80% nội địa hóa sản xuất xe tăng T-90MS ở Ấn Độ là “rất nhỏ”; và phải cố gắng sản xuất hoàn toàn tại Ấn Độ? Nhưng họ “nên nhớ” rằng, trong hợp đồng chuyển giao T-90S đầu tiên cho Ấn Độ, phần nội địa hóa chỉ là 40%; bây giờ đã tăng gấp đôi. Nhưng người Ấn vẫn “không vui”?
Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, được phản ánh theo nghĩa đen, trong tất cả các lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Và đặc biệt mạnh trong lĩnh vực mua sắm máy bay. Ấn Độ đã rút khỏi dự án chung chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57, khi cho rằng đây không phải là máy bay chiến đấu thế hệ 5?
Nhưng trong lĩnh vực xe tăng, Ấn Độ không có nơi nào để “bấu víu”. Bởi vì Bộ Quốc phòng Ấn Độ không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua thiết bị của Nga. Điều này không chỉ bởi giá cả, chất lượng mà còn là chính sách ưu đãi, chuyển giao công nghệ của Nga cho Ấn Độ.
Chỉ nhìn vào những con số, chúng ta có thể thấy sự phụ thuộc của Ấn Độ vào xe tăng Nga lớn như thế nào, 2000 xe tăng Ajeya (phiên bản nội địa hóa T-72 của Liên Xô); 1.500 xe tăng T-90S của Nga. Trong khi đó chỉ có 240 xe tăng Arjun do Ấn Độ tự phát triển và sản xuất.
Đối với xe tăng Arjun, đó là một nỗ lực của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, nhằm tạo ra chiếc xe tăng của riêng họ, để không còn phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, Arjun không hoàn toàn thành công, nó giống như với máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejar của Ấn Độ.
Xe tăng Arjun của Ấn Độ bắt đầu lên kế hoạch chế tạo vào năm 1974, với số lượng chế tạo lên tới 2.000 chiếc và tính năng kỹ chiến thuật không thua kém so với T-72 của Liên Xô. Nhưng Arjun được thiết kế và thử nghiệm đến hơn… 30 năm. Phiên bản sản xuất hàng loạt mới bắt đầu vào năm 2006.
Nhưng khi sản xuất được 124 xe, thì chương trình bị dừng lại, do chất lượng quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu của Quân đội Ấn Độ. Đồng thời, các nhà thiết kế không thể từ bỏ hoàn toàn các thành phần nước ngoài. Ví dụ, hai súng máy 12,7 mm và 7,62 mm vẫn là của Liên Xô. Động cơ và hệ thống truyền lực được mua của Đức.
Sau khi sửa đổi, phiên bản Arjun Mk II đã được nối lại sản xuất loạt vào năm 2013. Tổng cộng đã có 118 xe tăng Arjun Mk II đã được sản xuất. Đây cũng khẳng định bước tiến của ngành CNQP Ấn Độ. Tuy nhiên, việc nội địa hóa sản xuất cũng chỉ đạt 90%.
Trên thực tế, Arjun Mk II cũng có nhiều công nghệ được vay mượn từ các quốc gia khác, như động cơ và hệ thống truyền động của Đức; lớp giáp phản ứng nổ kiểu Kontak-5; pháo nòng trơn, có thể phóng tên lửa chông tăng có điều khiển qua nòng như của Nga. Tuy nhiên, xe tăng Arjun Mk II không có hệ thống quan sát ban đêm.
Về giá thành, Arjun Mk II có giá cả không hề “nội địa” chút nào, nó vượt xa giá của những chiếc xe tăng T-90MS mà Ấn Độ nhập từ Nga (giá 3-4 triệu USD/chiếc). Với giá 6,3 triệu USD/chiếc, còn đắt hơn cả xe tăng Merkava của Israel (giá chỉ có 6 triệu), nhưng tính năng hiện đại hơn rất nhiều.
Một điều khá dễ hiểu là Arjun không có khả năng cạnh tranh với T-90 của Nga; không phải vì giá cả, cũng không phải do khả năng chiến đấu. Vì vậy, thay vì hơn hai nghìn xe Arjun, chỉ có hơn hai trăm chiếc được chế tạo. Do đó, tất cả những lý do cho rằng, xe tăng Nga đắt tiền và vô lý và hoàn toàn không có cơ sở.
Điều cuối cùng phải nói rằng, đã có nhiều cải tiến trên phiên bản T-90MS so với T-90S của Ấn Độ trước đó. Trước hết, đó là tổ hợp phòng thủ chủ động Arena-E, giáp phản ứng nổ Rekilic, hệ thống quan sát Sona-U và sử dụng pháo 2A46M-5 mạnh hơn.

Tiến Minh

Bài mới
Đọc nhiều