+
Aa
-
like
comment

Tác động tốt cho toàn cầu sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine

LS Lê - 16/01/2023 00:24

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết việc giảm xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga sau chiến tranh Ukraine trong thời gian qua sẽ làm thay đổi cục diện năng lượng toàn cầu trong nhiều thập kỷ và có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Tua-bin gió và pin mặt trời ở một nhà máy điện ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc (Nguồn: Reuters)

Theo đó, báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới hàng năm của IEA xác định các tác động đến nền kinh tế từ việc giảm nguồn cung cấp dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá của Nga. Tuy nhiên, một kịch bản mới về môi trường trong đó không cần đầu tư vào các dự án nhiên liệu hóa thạch đang được từng bước được triển khai.

Có vẻ như chiến tranh Ukraine đã nâng cao nhận thức về an ninh năng lượng bằng cách buộc các quốc gia phương Tây và Nhật Bản phải xem xét lại sự phụ thuộc của họ vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang gây ra những thay đổi sâu sắc và lâu dài, có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng bền vững và an toàn hơn.

Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy, các quốc gia đã và đang tăng cường áp dụng năng lượng tái tạo kể từ năm ngoái khi cuộc chiến ở Ukraine diễn ra. Đa số các nước này đều chú trọng phát triển lợi thế của các nguồn điện không phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.

Bảng dự đoán mức năng lượng tái tạo theo năm (Nguồn: Cơ quan Năng lượng Quốc tế )

Theo ước tính của IEA, có tới 404 gigawatt công suất phát điện tái tạo mới đã được bổ sung vào năm 2022 – nhiều hơn khoảng 40% so với công suất được bổ sung vào năm 2021. Trong đó, Trung Quốc đóng góp phần lớn nhất trong tổng mức tăng năng lượng tái tạo năm ngoái, thêm khoảng 180 GW – tổng số hàng năm, vượt quá Nhật Bản.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn mua một lượng đáng kể nhiên liệu hóa thạch từ Nga, thậm chí một năm sau chiến tranh Ukraine. Năng lượng tái tạo chỉ mới phát triển gần đây để vượt 20% tổng nguồn cung cấp điện của Nhật Bản, khí đốt và than vẫn đang tiếp tục chiếm ưu thế. Đề xuất giải ngân hơn 150 nghìn tỷ yên (1,12 nghìn tỷ đô la) đầu tư công và tư nhân vào quá trình khử cacbon trong một thập kỷ của Nhật vẫn đang giậm chận tại chỗ, chưa có những bước tiến đáng kể.

Các nguồn năng lượng thay thế cũng đang được tìm kiếm nhiều hơn, đặc biệt là ở châu Âu. Từ tháng 12/2021 đến tháng 10/2022, chi phí hợp đồng cho các dự án điện mặt trời và gió trung bình của châu Âu  thấp hơn 77% so với giá điện kinh doanh. Trên toàn cầu, việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà, mà các hộ gia đình và doanh nghiệp sử dụng để cắt giảm hóa đơn, đã tăng một nửa vào năm ngoái. Một dự án điện gió trên bờ có công suất kỷ lục 128GW cũng đã được khởi công, đánh dấu mức tăng 35% so với năm trước.

Việc siết chặt nhiên liệu cũng đã tác động tới chính sách năng lượng sạch tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ (IRA) dành 369 tỷ USD trợ cấp cho công nghệ xanh. Còn Ủy ban Châu Âu đã công bố “Đạo luật Công nghiệp Net-Zero”, sẽ cung cấp ít nhất 250 tỷ Euro (270 tỷ USD) cho các công ty công nghệ sạch, đồng thời đưa ra mục tiêu tăng gấp đôi công suất năng lượng mặt trời được lắp đặt của EU đến năm 2025, từ năm 2030.

Tham vọng quốc gia cũng đã được mở rộng. Vào tháng 7/2022, Đức đã nâng mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện vào năm 2030 từ 65% lên 80%. Kế hoạch năng lượng 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, được công bố vào tháng 6, lần đầu tiên đặt mục tiêu về tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện (33% vào năm 2025).

Đẩy mạnh cách mạng xanh ở ngành năng lượng không chỉ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhiên liệu từ chiến tranh Nga-Ukraine mà còn đặt nền móng quan trọng cho nguồn năng lượng thế giới trong tương lai giữa bối cảnh nhiên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt như hiện nay.

LS Lê

Bài mới
Đọc nhiều