+
Aa
-
like
comment

Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trong việc ngăn chặn Covid-19

Gió Tín Phong - 17/06/2020 18:46

Có thể nói, thời gian qua, toàn cầu hóa đã và đang có những tác động tích cực đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đã để lại những hậu quả tiêu cực trong việc ngăn chặn các loại dịch bệnh truyền nhiễm điển hình như dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do lưu thông, các quốc gia hầu như có mối quan hệ chặt chẽ với nhau…điều này đã tạo điều kiện lây lan virus trên diện rộng, dẫn đến dịch bệnh Covid-19 trên thế giới ngày càng có những diễn biến hết sức phức tạp.

Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối trong việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 trong bối cảnh hiện nay – Nguồn ảnh: Grandaster

Theo đó, toàn cầu hóa được hiểu là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu.

Ông Kofi Annan, Tổng thư ký Liên hiệp Quốc, từng nói rằng : “Toàn cầu hoá đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn theo nghĩa tất cả chúng ta đều phải chịu ảnh hưởng từ những hành động của nhau…”. Thật vậy, toàn cầu hóa làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn tạo thành chuỗi các mắc xích có liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng nếu có một trong các mắc xích gặp vấn đề thì các mắc xích còn lại có bị ảnh hưởng hay không? Câu trả lời là có. Nếu có một trong các mắc xích gặp vấn đề thì các mắc xích còn lại chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta thấy rõ điều này trong cơn đại dịch mang tên Covid-19. Trong xu hướng toàn cầu hóa thì một mắc xích như Trung Quốc hắt hơi sẽ khiến cả thế giới phải sổ mũi.

Dịch bệnh Covid-19 được cho là khởi nguồn từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Và sau đó vài tháng, dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa, dịch bệnh đã lan ra nhanh chóng đến 199 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến 10h30 sáng 27-3 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn thế giới là hơn 532.000 người, số ca tử vong hơn 24.000 người và hơn 124.000 ca hồi phục. Và số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu chính thức chạm mốc 1 triệu vào ngày 3 tháng 4 năm 2020, vượt mốc 2 triệu vào ngày 15, và vượt mốc 3 triệu vào ngày 29 tháng 4 năm 2020.

Bản đồ số ca nhiễm được xác nhận trên đầu người tính đến ngày 17.6.2020

Có thể nói rằng, ngày nay, dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc tự do lưu thông, đi du lịch,.. Trong khi dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp ở Vũ Hán, Trung Quốc thì rất nhiều người ở các quốc gia khác từ Đông sang Tây vẫn điềm nhiên đi du lịch, công tác vòng quanh thế giới. Điều này đã vô tình làm lây lan virus và khiến dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới trở nên phức tạp hơn trong những tháng đầu năm nay.

Nhận thức được tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trong việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nói rằng: “Cách hiệu quả nhất để ngăn lây nhiễm và cứu người là phá vỡ chuỗi lây truyền dịch bệnh”.

Thật vậy. Có thể nói xu hướng toàn cầu hóa đã tác động tiêu cực đến việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Vậy làm sao để có thể hạn chế các tác động tiêu cực đó ? Trong tình hiện nay, biện pháp ” cách ly xã hội” được nhiều người được gọi tên.

“Cách ly xã hội” được hiểu nôm na là chúng ta sẽ ở nhà và hạn chế các hoạt động bên ngoài xã hội khi không thật sự cần thiết. Biện pháp “cách ly xã hội” được cho là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc hạn chế các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.

Hiện nay, biện pháp “cách ly xã hội” đang được áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực trong việc hạn chế các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trong việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 tại nhiều nước trong đó có nước Đức, Đan Mạch, Việt Nam…. Các nước này đang là những quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt trên thế giới nhờ áp dụng những quy định “cách ly xã hội” chặt chẽ nhất lịch sử. Theo đó, khi Chính phủ ban hành lệnh cách ly xã hội thì công dân của các nước này đã phải hạn chế các hoạt động ngoài xã hội, tránh tụ tập đông người khi không thực sự cần thiết.

Tóm lại, trong thời gian vừa qua, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực trong việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19. Và thiết nghĩ, để hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trong việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 thì chúng ta cần phải “phá vỡ chuỗi lây truyền dịch bệnh”. Thành công của như Đức, Đan, Mạch Việt Nam đã cho thấy “cách ly xã hội” là biện pháp hiệu quả trong việc “phá vỡ chuỗi lây truyền dịch bệnh”, hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa trong việc ngăn chặn dịch bệnh lần này. Nhận thức được điều đó, các quốc gia có tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay nên xem xét việc học hỏi, thực hiện có hiệu quả và nhân rộng biện pháp “cách ly xã hội”.

Gió Tín Phong

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều