+
Aa
-
like
comment

Sự thật video máy bay Nga nổ tung lao như quả cầu lửa xuống Ukraine

28/02/2022 12:58

“Quân đội Ukraine bắn hạ máy bay Nga” là chú thích của một đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên You Tube và mạng xã hội những ngày gần đây, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Thực chất đây là đoạn video ghi lại cảnh một máy bay chiến đấu của Libya bị bắn hạ vào năm 2011 (do hãng thông tấn AP đăng tải) không phải là hình ảnh máy bay Nga tham chiến ở Ukraine.

Tiêm kích Nga nổ tung giữa không trung, lao như quả cầu lửa xuống Ukraine- Thực hư ra sao?

Sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào Ukraine, người dùng mạng xã hội đã chia sẻ nhiều hình ảnh được cho là đang diễn ra tại các khu vực chiến sự nóng bỏng. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều hình ảnh không đúng sự thật.

“Quân đội Ukraine bắn hạ máy bay Nga” là chú thích của một đoạn video được chia sẻ trên Facebook vào ngày 24/2.

Tiêm kích Nga nổ tung giữa không trung, lao như quả cầu lửa xuống Ukraine- Thực hư ra sao? - Ảnh 1.
Hình ảnh sai sự thật được lan truyền trên mạng xã hội.

Nội dung đoạn video ghi lại hình ảnh một chiếc máy bay phát nổ và bốc cháy giữa không trung, sau đó lao xuống mặt đất. Chỉ trong chưa đầy 1 ngày sau khi đăng tải, nó đã thu hút hơn 900 lượt xem.

Chưa dừng lại ở đó, đoạn video này tiếp tục được lan truyền trên You Tube và Twitter. Tính đến cuối ngày 24/2, nó đã thu hút tổng cộng hơn 200.000 lượt xem.

Tuy nhiên, đây thực chất là đoạn video ghi lại cảnh một máy bay chiến đấu của Libya bị bắn hạ vào năm 2011 (do hãng thông tấn AP đăng tải) không phải là hình ảnh máy bay Nga tham chiến ở Ukraine.

Tiêm kích Nga nổ tung giữa không trung, lao như quả cầu lửa xuống Ukraine- Thực hư ra sao? - Ảnh 2.
Video gốc do hãng thông tấn AP đăng tải.

Trong chú thích đi kèm đoạn video, AP cho biết: Quân nổi dậy Libya đã bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu đang oanh tạc thành trì phía đông Benghazi của họ, trong bối cảnh phe đối lập cáo buộc chính phủ Moammar Gadhafi bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức (Ngày 19/3/2011).

Cùng thời điểm này năm 2011, các hãng tin khác cũng đưa tin xác nhận chiếc máy bay chiến đấu trên bị bắn rơi ở miền đông Libya. Theo AP, viên phi công đã phóng ra ngoài, và người dân nghe thấy những tiếng nổ lớn khi chiếc máy bay vẫn đang trên không trung.

Phóng viên Angus MacSwans của Reuters cho biết trong bài báo đăng ngày 19/3/2011: “Tôi nhìn thấy chiếc máy bay bay vòng quanh, hướng tới một mục tiêu rõ ràng, sau đó nó bị trúng đạn, bốc cháy và lao thẳng xuống, một luồng khói đen khổng lồ bốc lên”

Đây không phải là lần đầu tiên đoạn video trên được sử dụng để lan truyền thông tin sai sự thật. Theo hãng thông tấn AFP, vào tháng 7/2020, một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh máy bay Libya làm bằng chứng cho thông tin máy bay quân sự Ấn Độ bị bắn hạ vì vi phạm không phận Nepal.

Minh Phong

Bài mới
Đọc nhiều