Sự thật về vụ án xe Innova đi lùi trên cao tốc
Vụ án tài xế xe container đâm xe Innova đi lùi trên cao tốc đang gây chú ý của dư luận trong cả nước. Sáng 5/6, tại TAND tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng xét xử đã tuyên bản án phúc thẩm đối với bị cáo Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, trú tại Thái Bình, tài xế container) trong vụ án xe container đâm Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên khiến 5 người tử vong, 5 người bị thương.
Trong phiên xử, hội đồng xét xử nhận định, trên cơ sở nội dung vụ án, hồ sơ điều tra và quá trình tranh tụng tại phiên tòa, đủ căn cứ xác định bị cáo Hoàng đã có hành vi phạm tội về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Theo tòa phúc thẩm, việc bị cáo Hoàng có lời khai khác nhau và không nhận tội trong toàn bộ quá trình xét xử chỉ nhằm “trốn trách trách nhiệm” trong vụ tai nạn thảm khốc xảy ra hồi tháng 11/2016.
Có thể nói, đây là vụ án tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng và bị cáo Ngô Văn Sơn (SN 1978, ở Bắc Ninh, tài xế Innova) đã gây ra hậu quả “vô cùng nặng nề”. Trong quá trình xét xử đối với vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ từng mức độ lỗi của các bị cáo để đưa bản án sơ thẩm…
“Hội đồng xét xử quyết định không chấp nhận kháng cáo kêu oan của Lê Ngọc Hoàng và giữ nguyên bản án sơ thẩm với hình phạt 4 năm 6 tháng tù giam; cấm Hoàng hành nghề lái xe trong 2 năm sau chấp hành xong hình phạt tù” – thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa Đặng Minh Tuân nói.
Đại diện VKSND tỉnh Thái Nguyên giữ nguyên quan điểm tiếp tục cáo buộc Hoàng không tuân thủ biển báo giao nhau với đường không ưu tiên; không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu…; đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng.
Mặc dù bản án đã rất rõ ràng, các phương tiện thông tin đại chúng công khai đăng tải các nội dung liên quan đến quá trình điều tra và xét xử vụ án tuy nhiên một số đối tượng chống phá, thế lực thù địch vẫn thay trắng đổi đen hòng chia rẽ đoàn kết, nhằm hạ thấp uy tín của ngành tư pháp Việt Nam.
Trên trang facebook Việt Tân cho rằng trong vòng 52 giây mất tín hiệu trước khi tai nạn, xe container của anh Hoàng đã di chuyển được 96,1m. Như vậy tốc độ xe của anh Hoàng chỉ giao động từ 5-10 km\h, đã giảm đến mức an toàn, điều này hoàn toàn vô lý bởi theo cáo trạng đã công bố chúng ta có thể phân tích được bị cáo Hoàng có bị oan thật hay không.
Trước hết, về cơ chế hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, khi va chạm xảy ra thì thiết bị này bị mất tín hiệu do thì nguồn điện cung cấp gặp sự cố. Khi đó, dữ liệu trong bộ nhớ sẽ mặc định là 0. Chính vì vậy, trong 52 giây đầu xảy ra va chạm, dữ liệu tốc độ của xe container trong bộ nhớ và dữ liệu truyền về trung tâm được mặc định là bằng 0. Căn cứ vào lời khai của bị can Lê Ngọc Hoàng tại các phiên xét xử (do quá trình điều tra lại vụ án, bị can này không khai báo gì nữa), cơ quan điều tra cho rằng, trước khi Hoàng nhấn phanh chết thì khoảng cách tối đa từ đầu xe container đến đuôi xe Innova là 0,75 m.
Không chỉ vậy, cơ quan điều tra xác định vị trí này nằm trước dấu vết do lốp dự phòng xe Innova để lại khi xảy ra đâm va do đuôi xe này bị lực ngược chiều đẩy tỳ xuống mặt đường. Cáo trạng xác định rằng, khi chỉ còn cách xe Innova khoảng 10 m, tài xế Lê Ngọc Hoàng mới đạp phanh xe và đánh lái sang bên trái đường. Do khoảng cách quá gần nên đầu xe container đã đâm vào đuôi xe Innova do Ngô Văn Sơn điều khiển, đẩy đi khoảng 38 m thì dừng lại.
Tại thời điểm xe container mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình, phương tiện này cách biển báo “Đi chậm” khoảng 117 m; cách mép cuối lối ra đường cao tốc Yên Bình (xã Tân Sơn, thị xã Phổ Yên) khoảng 14 m.
Cũng theo cáo trạng, trước khi vụ tai nạn xảy ra, Ngô Văn Sơn đã lùi xe với vận tốc khoảng 4-5 km/h. Trong quá trình cho xe lùi, Sơn không sử dụng chân ga và lùi được khoảng 3-4 giây thì xảy ra va chạm với xe container.
“Căn cứ vào kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm các phương tiện (dấu vết), bản ảnh và lời khai của bị can Sơn thì khi đâm va, phần đuôi xe Innova ở làn đường thứ nhất. Lúc này, xe hơi chếch về phía bên trái so với chiều của làn đường” – cáo trạng nêu rõ. Cáo trạng cho biết thêm, đối với các phương tiện chạy trên đường cao tốc (ở điều kiện bình thường) người điều khiển phương tiện chỉ cần giảm tốc độ về tối thiểu được ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
Tại văn bản số 3336, Tổng cục Đường bộ Việt Nam giải thích, điều kiện giao thông bình thường không thuộc các tình huống như: Không có chướng ngại vật; tầm nhìn không bị hạn chế; không có báo hiệu nguy hiểm đột xuất… “Nếu gặp một trong các tình huống không bình thường nêu trên thì người điều khiển phương tiện phải khẩn trương giảm tốc độ tới mức an toàn và có thể giảm thấp hơn tốc độ tối thiểu. Trong trường hợp nguy hiểm không thể đi được phải dừng lại” – cáo trạng trích dẫn thêm.
Theo đó, VKSND thị xã Phổ Yên kết luận, bị can Lê Ngọc Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm (biển báo “đi chậm”) mà vẫn đi với tốc độ 62 km/h; không giảm tốc độ xe container về thấp hơn tốc độ tối thiểu; không khẩn trương giảm tốc độ về mức an toàn khi phát hiện xe Innova đang bật đèn cảnh báo nguy hiểm ở phía trước.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 19/11/2016, bị cáo Hoàng điều khiển xe container chở 26 tấn thép đã đâm vào xe Innova do bị cáo Sơn đang lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Cấp sơ thẩm cáo buộc Hoàng có lỗi vì đã không giảm tốc độ lúc gặp biển báo “Đi chậm”; gặp biển báo giao nhau với đường không ưu tiên; không giảm tốc độ về mức an toàn khi thấy xe của ông Sơn nhấp nháy đèn.
Qua đó, chúng ta có thể thấy cơ qua xét xử đã tiến hành công tâm đều bám sát các văn bản pháp lý rõ ràng, đảm bảo bình đẳng, công khai và lợi ích chính đáng của các bên liên quan, mà không có chuyện chấp hành đúng luật giao thông vẫn phải đi tù.
Quỳnh Quỳnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả