+
Aa
-
like
comment

Sự thật về chỉ trích “Việt Nam ngó lơ việc Nga tấn công Ukraine”

Huy Hoàng - 08/03/2022 07:30

Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chính thức phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Vài giờ sau khi thông điệp trên được gửi đi, truyền thông thế giới được phen “ném chữ qua cửa sổ”, không tiếc lời cáo buộc Nga là “kẻ xâm lược”. Ngay cả Liên Hợp Quốc cũng tổ chức một cuộc họp khẩn cấp nhất từ trước đến nay, để lên án hành động của Nga đối với Ukraine.

Liên Hợp Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp nhất từ trước đến nay, để lên án hành động của Nga đối với Ukraine.

Một ngày sau đó, 25/2 Việt Nam cũng đã lên tiếng. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng: “Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine”.

Trên hết, điều Việt Nam quan tâm nhất khi đó là tình hình của những kiều bào đang sinh sống tại Ukraine, như bà Hằng cũng đã nói rõ: Việt Nam rất quan tâm đến tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine, yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Điều đáng nói là vài ngày sau, hôm 28/2, bà Nataliya Zhynkina Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam đã chia sẻ với trang mạng VOA Tiếng Việt rằng: “Tôi hiểu được Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ một kiểu lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế.

… Việt Nam là nước nhỏ, nên cần dựa vào luật pháp quốc tế. Vì thế trong vấn đề giữa Nga và Ukraine, Việt Nam cần phải thể hiện rõ ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý. Tôi muốn thúc giục Việt Nam hãy nêu đích danh kẻ xâm lược, không chỉ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà cả ở các diễn đàn quốc tế khác.”

Bài phỏng vấn của bàNataliya Zhynkina trên trang mạng chống phá VOA Tiếng Việt.

Thật đáng tiếc khi một Đại biện lâm thời như bà Nataliya Zhynkina khi kêu gọi sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam lại thông qua một trang mạng chuyên nghề… bóp méo và chống phá nhà nước Việt Nam.

Và tất nhiên, sự “cầu thị” của Nataliya Zhynkina đã không nhận được sự chấp thuận của Bộ Ngoại Giao, đặc biệt là khi nó được phát đi từ một trang mạng xuyên tạc như VOA Tiếng Việt.

Trước hôm Liên Hợp Quốc tổ chức cuộc bỏ phiếu để lên án Nga vì chiến dịch phiêu lưu quân sự tại Ukraine, bà Nataliya Zhynkina còn tiếp tục thông qua VOA Tiếng Việt để nói rằng: “Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc quyết định. Vào ngày 2/3, phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ bỏ phiếu cho nghị quyết lên án hành động xâm lược của Liên bang Nga đối với Ukraine. Nga đã vi phạm Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Do đó, chúng tôi rất mong Việt Nam sẽ bỏ phiếu ủng hộ.”

Bà Nataliya Zhynkina thường xuyên sử dụng tiếng nói xuyên tạc của VOA Tiếng Việt.

Ngày 2/3, kết quả của cuộc bỏ phiếu có 141/193 quốc gia ủng hộ nghị quyết lên án của Liên Hợp Quốc. Nga và Syria, Belarus, và Eritrea bỏ phiếu chống. Còn lại, 35 quốc gia bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam.

Nhiều trang mạng chuyên nghề ăn rồi phá hoại, đã được thế lu loa mà cho rằng “Việt Nam tự xưng là yêu chuộng hòa bình, thế mà lại vô nhân đạo ngó lơ tình hình Ukraine”. Riêng bà đại biện lâm thời Nataliya Zhynkina cũng lên mạng xã hội viết rằng: “Trong số tất cả các thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào đã bỏ phiếu trắng. Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi ơi, tôi rất thất vọng.”

Có thật là Bộ Ngoại Giao đã ngó lơ trước tình hình Ukraine không? Hay nói theo kiểu của nhiều tờ báo chuyên nghề xuyên tạc rằng là Việt Nam đã để mặc cho Nga xâm lược Ukraine?

Chủ trương của Việt Nam

Cuộc xung đột nổ ra, dù là ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng là điều không ai muốn. Chính vì thế, nhiệm vụ của những người đứng ngoài cuộc là tìm cách sao cho hòa bình được lập lại, ổn định được duy trì. Để làm được điều đó, các nước cũng như các tổ chức quốc tế phải ngồi xuống lắng nghe từ cả hai phía. Không cực đoan ngả về bên nào, cũng như không quy chụp một cách vội vã. Bởi việc đó chỉ làm gia tăng thêm sự “bất bình” của một trong hai, không phải đang giải quyết vấn đề mà là đang châm thêm dầu vào lửa cho nó bùng phát dữ dội hơn.

Bất kỳ bên nào cảm thấy họ không được lắng nghe, thì tất nhiên họ cũng chẳng cần nhân nhượng làm gì. Các bên nếu đã đóng vai trò là trung gian hòa giải, thì phải lắng nghe cả hai phía, không cực đoan đứng về phía bên nào. Còn không, thì khác gì đang kéo bè kết phái đẩy cho chiến sự tiếp tục leo thang.

Không phải tự dưng mà ở Việt Nam, truyền thông sử dụng đúng tên gọi mà Nga sử dụng tại Ukraine: Chiến dịch quân sự đặc biệt. Khi đúng sai chưa rõ ràng, Việt Nam đã không vội vã quy chụp hay lên án bất kỳ ai. Đây cũng không phải là vì “bạc nhược”, “sợ Nga trả đũa” như một số thành phần a dua xuyên tạc đã rao rảo những ngày qua. Mà đó là sự sáng suốt trong cách nhìn nhận vấn đề, sự thông thái về mặt trí tuệ của nền ngoại giao Việt Nam.

Khi đúng sai chưa rõ ràng, Việt Nam đã không vội vã quy chụp hay lên án bất kỳ ai

Ngay từ ban đầu thế giới vốn đã không chịu lắng nghe Nga nói gì. Cũng như không chịu nhìn nhận vào bản chất cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. “Lên án” Nga và viện trợ quân sự cho Ukraine, tất cả chỉ đều đang kéo dài thêm cuộc giao tranh ở châu Âu.

Vì sao? Vì việc Ukraine rơi vào tình cảnh rối ren như hiện nay, vốn cũng một phần là do sự cực đoan quá độ của chính quyền Kiev, ngả hẳn về Mỹ và NATO triển khai tên lửa tầm xa trên khắp lãnh thổ Ukraine. Ukraine thừa biết từ lâu Nga đã có hiềm khích với Mỹ và phương Tây, việc họ làm như vậy không khác gì đang đe dọa và khiêu khích Điện Kremlin.

Về phía Nga, họ đã nhiều lần truyền đi thông điệp rằng mình không xâm lược Ukraine, nhưng mấy ai chịu lắng nghe? Điện Kremlin nói rằng việc triển khai cuộc tấn công nhằm vào Ukraine là “tự vệ và bất đắc dĩ để diệt trừ tư tưởng tân phát xít bài trừ người Nga”. Đối với Điện Kremlin, phi quân sự hóa Ukraine là để đảm bảo an ninh cho người dân Nga.

Không có bất kỳ con người trên thế giới này là “đấng tối cao”, tất cả đều bình đẳng khi nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ như nhau. Vì thế, không ai có đủ quyền đứng trên tất cả để quyết định đúng sai. Các tổ chức quốc tế cũng vì vậy mà nên đứng ra lắng nghe các bên. Lắng nghe rồi đối thoại để đi đến hòa bình, đó mới là cách giải quyết cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Còn không, đó chỉ là sự quy chụp một cách cực đoan. Lên án Nga và tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ đẩy cho cuộc xung đột tiếp tục leo thang, khiến cho bất ổn tiếp tục lan rộng ra khắp châu Âu và thế giới.

Lên án Nga và tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ đẩy cho cuộc xung đột tiếp tục leo thang, khiến cho bất ổn tiếp tục lan rộng ra khắp châu Âu và thế giới.

Lá phiếu của Việt Nam chỉ đơn giản nói lên rằng Việt Nam không đồng tình với cách giải quyết của phương Tây hiện nay, chứ không vì thân Nga mà bỏ rơi Ukraine. Cả Nga và Ukraine đều là bạn bè lâu năm, có mối quan hệ kinh tế khó mà tách rời đối với Việt Nam. Vì vậy, nên nhìn hai đối tác của mình đánh nhau, Việt Nam không thể hô hào ủng hộ bên nào. Việc đó càng làm cho cuộc giao tranh thêm phần ác liệt.

Giải pháp của Việt Nam để giải quyết xung đột Nga và Ukraine

Nếu thế giới không làm, Việt Nam sẽ làm. Vừa qua, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu ra một đường hướng, giải pháp mà Việt Nam có thể làm để giải quyết xung đột giữa 2 người bạn thân chí cốt này.

Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh

Khi được hỏi Việt Nam cần hành động như thế nào cho phù hợp khi hai người bạn đang xảy ra “xích mích”, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:” Tôi lại nhớ đến câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao phải chân thành. Chúng ta cần chân thành, thẳng thắn nêu ý kiến với tất cả bạn bè, đối tác để đóng góp cho hòa bình.”

Giải pháp của Việt Nam, đó là chúng ta ủng hộ một người bạn trước sự uy hiếp ngoài biên giới, không đồng tình với các lệnh trừng phạt kinh tế, bao vây, cấm vận áp đặt lên nước Nga. Nhưng, chúng ta không đồng tình khi chủ quyền, lãnh thổ các nước không được tôn trọng theo luật pháp quốc tế, bất luận là hình thức nào.

Ngược lại, Việt Nam ủng hộ người bạn của mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ danh dự quốc gia. Đó là mong muốn một nền hòa bình, không bị áp đặt bởi chính trị cường quyền, không phải chịu đựng chính sách “ngoại giao pháo hạm” của nước lớn. Nhưng, chúng ta chân thành nhắc nhở rằng, các bạn đừng để đất nước mình trở thành nơi xung đột quyền lực của các nước lớn.

Việt Nam có thể chia sẻ với bạn bài học “3 không” trong chính sách quốc phòng, đó là không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ nước mình để chống lại nước thứ ba.”

Không phải là lời nói suông

Chủ trương của Việt Nam dù không đứng về bên nào không có nghĩa là Việt Nam “ngó lơ” trước tình hình ở Ukraine. Việt Nam sẽ có hành động, nhưng sẽ hành động và làm theo cách của mình. Không quy chụp, không vội vã mà bình tĩnh lắng nghe và tìm cách đối thoại với các bên.

Có thể nói, trong hoàn cảnh hiện tại, hiếm có một quốc gia nào có đủ sự bình tĩnh, tỉnh táo để ngồi xuống, lắng nghe tất cả các bên. Nhưng đó là điều mà Việt Nam đang làm, lắng nghe, thấu hiểu và dùng tiếng nói, kinh nghiệm của chính mình để góp phần xoa dịu tình hình căng thẳng hiện nay. Những “bài giảng” mang tên kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chính là cái cách mà Việt Nam thể hiện vai trò của mình trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều