+
Aa
-
like
comment

Sự thật là nạn nhân của chiến tranh

Ái Dân - 13/10/2022 16:05

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã thu hút sự quan tâm của công luận toàn thế giới từ hơn nửa năm qua. Giống như bao cuộc chiến khác, các giao tranh không chỉ trên chiến tuyến mà còn cả trên mặt trận thông tin. Nếu như Nga ngăn chặn và kiểm duyệt các kênh truyền thông, các nền tảng mạng xã hội của phương Tây thì Ukraine lại có những chiến lược úp mở với con dao hai lưỡi – mạng xã hội để nhận được ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Mặt trận truyền thông không chỉ giới hạn ở trong lãnh thổ Ukraine và Nga mà lan ra toàn thế giới.

Cuộc chiến truyền thông giữa Matxcơva và Kiev dường như là hoá thân của Vladimir Putin và Zelensky.

Sẽ là không quá khi nói rằng, cuộc chiến truyền thông giữa Matxcơva và Kiev dường như là hoá thân của Vladimir Putin và Zelensky.

Khác hẳn, mô-típ “phi công” có vẻ mang tính văn chương, lãng mạn dễ đi vào lòng người nên được phía ủng hộ Ukraine ứng dụng khá nhiều lần. Thời gian gần đây, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine ngày càng khốc liệt, xuất hiện “tin tình báo giả” gây chấn động thế giới: “Nga có thể đang chuẩn bị sử dụng các chất hóa học ở Ukraine”. Trên thực tế, thông tin này được tung ra, để ngăn chặn Nga sử dụng các loại vũ khí bị cấm ở Ukraine. Những đồn đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo Nga đã lan truyền trong nhiều năm, nhưng đã tăng thêm kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Hồi tháng 6, tuần báo Newsweek dẫn một báo cáo mật của 3 cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng “Vladimir Putin đang bị bệnh và có thể sắp chết, và rất có khả năng ông ấy đã được điều trị cho một chứng bệnh ung thư hồi tháng 4 năm nay”. Tuy nhiên, Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov một lần nữa khẳng định “ông Putin vẫn khỏe”, đồng thời nhấn mạnh rằng “những thông tin về tình trạng sức khỏe của tổng thống trong những tháng gần đây mà các cơ quan tình báo Ukraine, Mỹ và Anh tung ra hoàn toàn là giả mạo”.

Về phía Nga được coi là một trong những nước đầu tiên thừa nhận tầm quan trọng của thông tin đối với an ninh đất nước và xây dựng học thuyết an ninh quốc gia. Vào năm 2012, tổng thống Nga Vladimir Putin định nghĩa chiến tranh thông tin là một “ma trận các công cụ và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại mà không sử dụng vũ lực bằng cách sử dụng thông tin và các đòn bẩy gây ảnh hưởng khác”. Nên trận địa này cũng được Nga khai thác triệt để. Hôm 21/7, phía Nga cũng đã tung ra một tin giả với tuyên bố rằng “Nhà nước Ukraine không phải do Tổng thống Zelensky điều hành, vì ông ấy đang ở bệnh viện, hay đúng hơn là đang được chăm sóc đặc biệt…”. Tuy nhiên, phía Ukraine đã bác bỏ và cho biết: “Tội phạm mạng đã xâm nhập các đài phát thanh Ukraine để lan truyền thông tin sai lệch về sức khỏe của ông Zelensky”.

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine dường như không giống bất kỳ cuộc chiến nào khác. Kết nối Internet không bị ngắt, đa số người dân đều có smartphone và vẫn có thể truy cập vào các nền tảng mạng xã hội. Cả Nga và Ukraine đều tìm cách đưa tin trước, nhanh hơn đối phương, trong các “phiên bản sự thật” về cuộc xung đột. Đối tượng tiếp nhận thông tin không chỉ là khán giả trong nước mà là khán giả toàn cầu.

Cho đến nay, diễn biến cuộc chiến giữa Kiev và Matxcơva vẫn phức tạp và chưa có dấu hiệu hòa dịu. Nạn nhân trực tiếp của cuộc xung đột là những người dân thường phải sống trong cảnh bom đạn, loạn lạc, bỏ nhà bỏ cửa. Chưa hết, trong cuộc chiến tranh thế giới về thông tin này, một số trường hợp, sự thật cũng chính là nạn nhân.

Suy cho cùng, những ai đứng về phe nào tin vào những điều mà họ muốn tin. Và cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine một lần nữa cho thấy, vai trò của chiến tranh thông tin kết hợp với tâm lý chiến được các bên lợi dụng triệt để với loạt các thủ thuật tạo và tung tin giả dày đặc trên các nền tảng mạng xã hội. Nhằm tác động nhận thức, tinh thần của binh lính và người dân, định hướng dư luận, tạo áp lực đối ngoại và giành lợi thế trên thực địa. Tính dồn dập và tức thời của mạng xã hội đang tạo ra lớp sương mù che phủ diễn biến thật sự. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, kích động bạo lực, tạo các trào lưu trái chiều, thậm chí là ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại đúng đắn của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, độc giả cần nắm một số cách thức cơ bản để có thể tỉnh táo nhận biết những thông tin sai lệch liên quan cuộc khủng hoảng địa chính trị này. Thứ nhất, đừng vội ấn nút chia sẻ. Phương tiện truyền thông xã hội được xây dựng để người dùng nhanh chóng chia sẻ các nội dung mà chưa chắc họ đã kịp đọc xong. Cho dù 1 video trên TikTok, Tweet hay YouTube có sức tàn phá, kinh ngạc hay đáng phẫn nộ thế nào, bạn cũng nên chậm lại trước khi ấn nút chia sẻ.

Ái Dân

Bài mới
Đọc nhiều