Phong tục thờ Mẫu (Thánh Mẫu) là một trong những tín ngưỡng dân gian lâu đời nhất ở Việt Nam, ra đời ở một số các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Loại hình nghệ thuật này có từ thế kỷ XV – trước cả khi Trung Quốc xâm lược nước ta.
Nghi lễ chính của thờ Mẫu là hầu đồng – đó là sự kết hợp những yếu tố rất đặc sắc của âm nhạc, không gian có cộng đồng bao quanh, cùng vũ đạo, diễn xướng đậm tính nghệ thuật sân khấu. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là hát văn (hát chầu văn). Thông qua các vị đồng nam, đồng nữ, khi có vị thần, thánh nhập vào, lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà hóa thân của một vị thần nào đó nhập vào họ, để giáo dục, răng dạy điều hay lẽ phải, ban lộc phúc lành cho con cháu. Với những ý nghĩa nhân văn sâu sắc như vậy, UNESCO công nhận tín ngưỡng này là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Có thể nói, người hầu đồng là nhân tố đặc biệt – người giữ hồn văn hóa, giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha, giúp ích cho cuộc sống nhiều gia đình, nên được đề cao và kính trọng. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà lắm kẻ muốn lấy hầu đồng, giả vờ “lên đồng” để làm công cụ trục lợi bất chính.
Góc khuất này đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh khắc họa rõ nét trong tác phẩm “Cậu Đồng” lấy bối cảnh năm 1927, trong gia đình của ông Phán. Vì sùng bái thánh thần, ông Phán đã rước một cậu Đồng vào nhà để mọi người học hỏi theo… đức hạnh của cậu. Dần dần cậu Đồng lấn át cả ông Phán, tự cho mình quyền làm chủ cả gia đình. Và chính vợ con ông Phán đã quyết tâm vạch mặt sự ranh ma, láu cá của cậu Đồng…
Đạo diễn Trần Minh Ngọc chia sẻ: “Kịch thời cổ điển nhưng xét về tính thời sự thì đến hôm nay vẫn có những vấn đề còn nóng bởi sự lừa lọc, mê tín vẫn tồn tại. Và sự u mê của con người chính là kẽ hở cho những kẻ cơ hội lợi dụng, lộng hành”.
Hầu đồng của ngày xưa thiêng về yếu tố nhân văn, giáo dục con người sống thiện, không trọng vật chất, thì ngày hôm nay, hầu đồng bị nhiều kẻ buôn thần bán thánh làm biến dạng, lời văn được sáng tạo thêm kiểu đẩy đưa “mơi tiền”, trục lợi. Đặc biệt là từ khi tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, thì người hầu đồng bất chính sử dụng nó như “lệnh bài” thông quan, danh chính ngôn thuận để hoạt động.
Chính vì hầu đồng có nhiều cơ hội “hái” ra tiền, hiện nay lại chưa được kiểm soát chặt chẽ, Hoài Linh đã “đánh hơi” và anh xọc chân vào, lấn sân sang lĩnh vực này như một điều tất yếu.
Hoài Linh mở ra gánh đồng, tự thiết kế và tự làm chủ lễ, anh luôn đặt tiền đặt lên hàng đầu, từ hình thức đến nội dung, nó đối lập hoàn toàn với những gánh đồng truyền thống. Với lý luận “tốt lễ dễ kêu”, Hoài Linh chỉ nhận lên đồng với tiền bỏ túi hậu hĩnh, có khi lên cả tỷ đồng, thấp nhất cũng ngoài 100 triệu.
Hoài Linh cũng tự đặt ra cho mình sự khác biệt trong gánh đồng anh đảm nhiệm, thay vì hầu đồng truyền thống là tùy tâm biện lễ, không hoành tráng, đồ sộ từ lễ vật, vàng mã đến trang phục, thì hầu đồng của Hoài Linh cái gì cũng phải to, phải lớn, lễ vật phải nhiều, đặc biệt tiền phát lộc không còn là “bạc lẻ” gọi là tượng trưng, mà mệnh giá tiền phải lớn. Lộc không còn được phát tôn nghiêm như hầu đồng truyền thống, qua tay Hoài Linh sẽ là “cậu đồng” tung tiền, ném tiền – những tờ polime xào xạc bay lên không trung, cảnh tượng không khác gì rải vàng mã, mặc dù đang diễn ra với danh nghĩa nghi lễ văn hóa.
Trong vai “cậu đồng” Hoài Linh ra giá thế nào thì người đặt lễ nghe theo răm rấp. Ai thắc mắc hoặc xin làm lễ be bé tầm một trăm triệu đồng, dù chỉ qua điện thoại nhưng “cậu đồng” vẫn nhập được về Hoài Linh chèo kéo được: “Cậu về cậu phát lộc tiền lớn thì thăng quan tiến chức, làm được việc lớn”. Nghe lời “cậu đồng” Hoài Linh phán không ít thương nhân đã bỏ ra số tiền bạc tỷ cho mỗi gánh đồng diễn ra trong vài giờ đồng hồ. Đút tiền tỷ vào túi quá dễ dàng, thu nhập cao gấp cả chục lần so với đi diễn hài, nên khi đụng show, anh từ chối hết các sự kiện của showbiz, đó cũng là chuyện dễ hiểu! Cũng không ngạc nhiên khi có giai đoạn anh xem đi hầu đồng là cái nghề nhàn hạ để kiếm sống.
Khi mật độ hầu đồng của Hoài Linh diễn ra càng nhiều ở phía Bắc, nhận được nhiều đơn đặt hàng, anh cũng tự đặt mình lên tầm cao mới, tự cho mình là bậc thần, bậc thánh, thậm chí, với danh nghĩa “hầu đồng”, Hoài Linh bỏ ngoài tai chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch “Chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu”. Hoài Linh không cần xin phép ai, tự mở ra gánh đồng thu về bạc tỷ ngay tại chính nhà mình – nơi anh đặt cho cái tên thật kêu “nhà thờ Tổ”, và lên đồng theo cách mà anh muốn.
Có phải thời buổi bây giờ quá đảo điên, đến thánh thần mà người ta cũng dám nhân danh, rồi đem ra ngã giá, bán cho bằng được?
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, một nhà nghiên cứu khả kính, có nhiều đóng góp trong việc làm sáng tỏ giá trị của di sản và hành động thực tiễn nhằm phục hồi di sản, đã phải thốt lên rằng: “Tôi rất buồn phải nói rằng, 80% nghi lễ này hiện nay là biến tướng. Biến tướng nghiêm trọng. Hoàn toàn “vật chất hóa” từ đầu đến cuối”.
Điều đáng báo động hơn là, Hoài Linh không chỉ lên đồng tại nhà thờ Mẫu, tại “nhà thờ tổ” của anh, mà gánh đồng biến tướng đó còn được anh tam sao thất bảng bê lên sân khấu hài kịch. Chứng kiến Hoài Linh và các nghệ sĩ hài đứng vai trò cung văn – hầu đồng, ca hát với trang phục diêm dúa, vũ đoàn đông đảo, bao kín sân chầu, Giáo sư Trần Quang Hải, con trai trưởng của cố Giáo sư Trần Văn Khê nẫu ruột: “Tôi liên tưởng đến một màn nhạc kịch, làm mất đi không gian đúng chất của hát chầu văn và nghi lễ chầu văn của người Việt. Sự biến tướng này phải dừng lại, trả lại hát chầu văn tính chất nghiêm túc của nó”.
Giáo sư Trần Quang Hải cũng phát lên lời cảnh báo: “Không thể chấp nhận, nếu cứ để sự biến tướng này phát triển, nó trở thành công cụ cho vài cá nhân lạm dụng, làm giàu lên từ sân chầu, đồng thời khiến cho nhiều người dân đặt hết tất cả tài sản, tiền của cho việc theo lời phán truyền mà đi tìm danh vọng”. Chua xót hơn là người ta còn giễu cợt đưa hầu đồng trở thành vị trí số một trong so sánh: “Thứ nhất ngồi đồng, thứ nhì lấy chồng quan”.
Dù rất xót xa nhưng nhìn thẳng vào sự thật, để thấy rằng mê tín dị đoan, mua thần bán thánh hiện nay diễn ra ra rả hàng ngày, và không thể kiểm soát. Không chỉ có những kẻ đem thần thánh ra bán, mà có không ít người coi thần thánh là tấm lá chắn, cho trò ma mị. Người mẫu Trang Trần bao lần livestream chửi tục tiễu là thế, cuối cùng đỗ thừa “mình có vong nhập, người ta cứ dựa trên mình nên tính mình thất thường, có lúc này lúc kia” để ngụy biện cho việc vong nhập vong chửi, chứ nào phải Trang chửi.
Nhà thờ Tổ của Hoài Linh không chỉ là nơi để đàn em nghệ sĩ trong showbiz nhóm họp, mà còn là “thiên đường” phù phiếm cho trò ma mị. Sự ma mị không những thể hiện ở những buổi lên đồng của Hoài Linh, có cả những trò “linh tinh tình phộc”, mà còn ẩn chứa trong căn phòng “bí mật” đầy trầm hương của Linh – nó được hé lộ một phần trong chính clip do Đàm Vĩnh Hưng tung lên không gian mạng để khoe mẽ.
Những khối trầm sánh nguyên bản to kếch xù được làm vật trang trí, nhiều khối dùng để đúc tượng, làm bàn ghế, nhưng chủ nhân nó không phải sử dụng để làm đẹp, hay để thể hiện đẳng cấp sưu tầm theo ý nghĩ thông thường, mà cái thú chơi trầm của Hoài Linh phục vụ cho mục đích khác.
Râm rang tin đồn trong dân gian, các vị pháp sư ngày xưa thường lấy hương thơm của trầm để loại bỏ ám khí, khí độc, dùng cho thuật bùa chú và sử dụng bột trầm hương để ướp xác mong vong hồn được về cõi lành. Riêng Hoài Linh thì anh em thân hữu trong giới showbiz rỉ tai nói với nhau: “Anh Bốn sử dụng trầm để nuôi ngải”. Và nó cũng là một trong những công cụ để Hoài Linh coi bói, làm bùa chú, huyễn hoặc, chi phối những người hoạt động giới showbiz.
Thời điểm nghệ sĩ Mai Phương chết chưa được 49 ngày, nghệ sĩ Hồng Vân xuất hiện trên livestream cứ nói mãi câu chuyện ma mị mơ gặp Mai Phương và cho biết, “tìm gặp ngay anh Hoài Linh để anh nói chuyện với hương hồn của em Mai Phương xem hiện giờ em như thế nào”. Mỗi clip như thế này, Hồng Vân thu về cả triệu lượt người xem, chưa kể hàng nghìn lượt theo dõi. Riêng Hoài Linh thì số người tìm đến anh chữa vong cũng nhiều hơn.
Điều đặc biệt, Hoài Linh không chỉ chữa vong nhập ở giới showbiz, mà người bình thường, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên cũng chữa như “làm phước”. Hoài Linh chữa cũng rất thú vị, chỉ thông qua “vài cú” vuốt vuốt, xoa xoa vai, nắn tay, sờ trán – tài nghệ còn hơn cả vị thần y nào đó đang “nằm yên”.
Chuyện thánh thần, vong nhập được Hoài Linh và người thân cận tận dụng triệt để thực hiện các chiêu trò ma mảnh. Không phải ngẫu nhiên mà Đàm Vĩnh Hưng tự tin thách thức dư luận, hành xử giang hồ, tuyên bố “không sợ ai, Đàm Vĩnh Hưng là vùng đất cấm”. Người ta đồn rằng, một phần cũng bởi cái thứ bùa ngải vô hình ở “nhà thờ Tổ” của Hoài Linh đã giúp Đàm Vĩnh Hưng tin rằng muốn diệt ai thì diệt. Anh hại tất những ai không vừa ý, kể cả ca sĩ Phương Thanh – người bạn thân giúp anh có mặt trong các show diễn sáng giá, hot nhất một thời. Chính Phương Thanh gặp Đàm Vĩnh Hưng nói thẳng “tôi biết tôi bị bùa, ngải là do bạn và mẹ bạn chơi tôi”. Sự việc vỡ lẽ, cả showbiz càng thêm nhốn nháo, thậm chí, một nghệ sĩ lao động chân chính với nghề từng thốt lên: “Gặp thẳng Đàm thì né ra, không biết tắt thở lúc nào, mà có khi được vạ thì má đã sưng”.
Trong giới showbiz, bùa ngải là cái thứ mà hàng ngày được nhiều nghệ sĩ và cả cái giới showbiz ra sức tuyên truyền, gieo rắc nỗi ám ảnh trong tư tưởng của không ít người. Nó cuốn con người ta vào vòng ma mị cuộc sống, làm hao mòn tinh thần và kéo con người ta thụt lùi phía sau.
Đến đây thì chúng ta cần nghiêm túc đặt lại câu hỏi: Hoài Linh đang làm gì? Đóng góp gì cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, hay sau tất cả là mục đích hướng tới phá hoại, làm lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng của một quốc gia, gieo rắc tà thuật để nó chi phối dân tộc?
Cái phanh không làm xe đi nhanh hơn, nhưng nhờ nó mà chúng ta dám đi nhanh hơn. Tương tự như vậy, văn hóa không phải là thành tố quan trọng nhất giúp kinh tế đất nước phát triển nhưng nó là nền tảng, yếu tố quan trọng bậc nhất để nuôi dưỡng cho đất nước trường tồn qua năm tháng, xây dựng nên dáng hình xứ sở.
Bao giờ cũng vậy, muốn phá hoại bất kỳ quốc gia nào hay muốn làm sụp đổ một thể chế, người ta hay nhắm vào phá hoại tư tưởng và làm lũng đoạn nền văn hóa, những giá trị văn hiến có truyền thống lâu đời của quốc gia đó. Chuỗi hành vi của Hoài Linh khi cố ý hầu đồng cách tân, buôn thần bán thánh, chữa bệnh tâm linh, dùng bùa ngải không chỉ “tiền ông đút túi” mà nguy cấp hơn, nó làm đảo ngược giá trị đạo đức, ngày qua ngày nó sẽ phá vỡ, làm mai một dần đi giá trị văn hóa truyền thống được ông cha ta gìn giữ lâu đời. Giống như nước chảy xuyên qua đá không phải là một sức mạnh, mà là một quá trình thời gian lâu dài. Thành trì bị phá vỡ đôi khi từ những lỗ mọi, mạch nước ngầm nhỏ nhất.
Lúc sinh thời, để giữ gìn di sản văn hóa, Giáo sư Trần Văn Khê đã gọi nghệ sĩ nhân dân Kim Cương bằng em và căn dặn: “Em phải nhớ, nền văn hóa nào cũng có gốc gác, quê hương. Nghĩa là, học cái hay, cái giỏi của nước người, nhưng đừng bao giờ quên tính dân tộc trong người mình”. Và điều đó được kỳ nữ Kim Cương khắc cốt ghi tâm. Trong một lần giao lưu, bà đã nói rằng: “Như cái răng, cái tóc là gốc con người, văn hóa là cội nguồn của mỗi quốc gia, mất văn hóa đồng nghĩa mất nước”. Điều này trong bối cảnh hiện nay, nền văn hóa đang chịu nhiều sự tác động và giao lưu từ bên ngoài, thì càng đáng báo động và cảnh tỉnh.
Thực hiện: Dương Thị Hải Yến
Đồ họa: M.N