+
Aa
-
like
comment

Sự nổi dậy đáng lo ngại của tư tưởng bài xích Nga mù quáng và hiếu chiến

28/02/2022 17:57

Những diễn biến tại Ukraine tiếp tục khiến dư luận thế giới hoang mang. Đáng lo ngại hơn, nhiều tư tưởng bài xích mù quáng và thậm chí hiếu chiến đã nổi lên trong cộng đồng các nước châu Âu. Nhà báo Brendan O’Neill, Tổng biên tập tạp chí Spiked đã có bài viết về thực trạng này. Cánh Cò xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Nhà báo Brendan O’Neill.

Sự quan tâm của những người dân Anh đã rẽ sang một hướng đi đáng buồn chỉ trong 48 giờ qua. “Chiến dịch phi quân sự hóa” Ukraine của Nga đã gây chấn động dư luận và khiến nhiều người điên đảo. Tinh thần cuồng chiến xuất hiện khắp mọi nơi, còn chủ nghĩa Sô-vanh hiếu chiến (jingoism) thì lan rộng. Tâm lý bài Nga đang bám rễ vào xã hội Anh. Tôi không phải người duy nhất cảm thấy cực kỳ bất an với sự ngột ngạt này, tư duy phục tùng và bầu không khí buộc tội đã giáng xuống Anh Quốc quá nhanh chóng.

Người ta hay nói sự thật là thương vong đầu tiên của chiến tranh. Thực chất, tự do và lý lẽ mới là nạn nhân đầu tiên, đặc biệt là tự do lương tâm: Quyền được nghĩ khác đi trước tiếng trống chiến tranh, ở đây là lời kêu gọi cho một cuộc chiến tranh tổng lực giữa phương Tây và Nga. Trong những năm gần đây, khởi đầu cho mỗi cuộc chiến tranh mà Anh có vai trò hoặc lợi ích luôn đi kèm với sự kiểm soát chặt chẽ quyền tự do thảo luận. Truyền thông chính thống tô vẽ những người “cả gan đi lệch hướng” như quỷ dữ. Và đó chính xác là những gì đang xảy ra trước cuộc chiến tại Ukraine.

Chúng tôi – những người kịch liệt phản đối hành động của Nga nhưng cũng tin rằng NATO đóng vai trò quan trọng trong việc kích động khủng hoảng tại Ukraine – bị họ chụp chiếc mũ “những kẻ biện hộ cho Putin”.

“Các người yêu Putin” là tiếng khóc lóc tỉ tê thường xuyên của các anh hùng bàn phím. Họ không tin rằng lại có người dám từ chối tham gia chiến dịch truyền thông mạng kêu gọi thanh niên lao động đôi mươi lên đường sang Ukraine đánh nhau với người Nga.

Tất nhiên, chúng tôi đã quá quen với điều đó. Khi chúng tôi phản đối chiến tranh Iraq, họ nói chúng tôi “biện hộ cho Saddam”. Khi chúng tôi kêu gọi ngừng ném bom Libya, chúng tôi bị cho là “cảm tình với Gaddafi”.

Binh lính Mỹ trong chiến tranh Iraq 2003.

Điều duy nhất chúng tôi “biện hộ” là ngừng việc rải bom lên các quốc gia, là thôi không mang thêm bạo lực và bất ổn đến những nơi vốn đã đầy rẫy những thứ đó. Nhưng, chúng tôi đã hoàn toàn thất thế trước các “nhà đạo đức mạng”, những con người mà trí tuệ phức tạp và chiều sâu đạo đức là một khái niệm hoàn toàn xa lạ.

Libya hoang toàn bởi chiến tranh.

Tiếng nói của người bị quy chụp “biện hộ cho Putin” – tức chỉ trích cả NATO lẫn Nga – nhanh chóng bị vùi dập. Hãy nhìn cái cách mà Đảng Lao động Anh vừa cảnh báo sẽ thu hồi tư cách nghị sĩ của 11 thành viên đã ký vào yêu cầu Chấm dứt Chiến tranh, tức chống đối lại công cụ cốt yếu để NATO mở rộng về phía đông. Tất cả các nghị sĩ sau đó đều đồng ý xoá tên mình khỏi văn bản “ngoại đạo” dám ngoan cường chỉ ra rằng khủng hoảng tại Ukraine là vô cùng phức tạp.

Jeremy Corbyn, một trong các nghị sĩ ký vào bản yêu cầu Chấm dứt Chiến tranh.

Một thành viên Đảng Lao động từng nói với tờ Mirror: “Anh có thể người phát ngôn cho Đảng Lao động, hoặc cho Điện Kremlin. Nhưng không thể là cả hai.”

Cá nhân tôi cảm thấy câu nói này thật rùng rợn. Một người chỉ trích NATO không có nghĩa họ bênh vực Kremlin, cũng giống như việc một người lên án hành động tai hại của Mỹ tại Afghanistan không có nghĩa họ ủng hộ Taliban ngược đãi phụ nữ và giết hại người chống đối.

Chúng ta có quyền có nhiều hơn một quan điểm đạo đức cùng một lúc. Chúng ta có quyền vừa coi Taliban là những kẻ tàn ác, vừa cho rằng sự can thiệp của phương Tây làm tình hình Afghanistan tồi tệ hơn. Ta có quyền lên án hành động của ông Putin là hủy hoại hòa bình và quyền tự quyết của quốc gia khác, đồng thời chỉ trích sự mở rộng không ngừng về phía đông của NATO là liều lĩnh và khiêu khích không cần thiết.

Sự quay lưng nhanh chóng của các nghị sĩ chỉ trích NATO được mô tả là “chiến thắng chóng vánh” của lãnh đạo Đảng Lao động Keir Starmer, người rất sốt sắng thể hiện rằng thành viên của đảng mình là “những người ôn hòa và lý trí”. Sự thật thì Starmer chỉ cho thấy ông ta là một chính trị gia cố chấp, một kẻ thậm chí không cho phép thành viên trong đảng chỉ trích NATO. Về bản chất đây là một bài kiểm tra lòng trung thành với NATO: Có vẻ như bạn sẽ phải tuyên bố trung thành với NATO nếu bạn muốn làm nghị sĩ Đảng Lao động Anh.

Sự quay lưng nhanh chóng của các nghị sĩ Đảng Lao động chỉ trích NATO được mô tả là “chiến thắng chóng vánh” của Keir Starmer.

Xin lỗi, nhưng nếu làm một thành viên của một xã hội đáng tôn kính nghĩa là phải cúi đầu trước các cuộc dội bom vào Yugoslavia, Afghanistan và Libya thì tôi xin phép không tham gia. Tôi thà bị gọi là “không đáng kính” hơn là thành viên của một xã hội như thế.

Thế rồi, có một cuộc thảo luận về việc cấm sóng đài Russia Today. Một số muốn nó không được phát trên sóng radio Anh. Số khác, như bà Bộ trưởng Văn hóa Nadine Dorries đáng mến, đã gọi đến Ofcom để “phỏng vấn” Russia Today và theo dõi những lời tuyên truyền của họ liên quan đến Ukraine. Thật là một cách tuyệt vời để cho Nga thấy người phương Tây chúng ta tin vào “tự do” như thế nào: Bằng cách ngăn cản tất cả những nhà đài mà chúng ta không thích.

Bộ trưởng Văn hóa Anh Nadine Dorries.

Cùng với cuộc công kích vào những người “biện hộ cho Putin”, 48 giờ qua, ở đâu đâu người ta cũng nghe về “tiền bẩn của Nga”. Bạn chẳng cần bằng tiến sĩ ngành quan hệ công chúng để nhận thấy sự liên tưởng giữa “người Nga” với “bẩn thỉu, gian lận, lừa đảo” khiến những Nga sống ở Anh bất an như thế nào. Nếu tôi là một người Anh gốc Nga, ngay lúc này tôi sẽ thấy sợ hãi trước những lời bàn tán về “lũ Nga bẩn thỉu làm ô uê các thành phố của chúng ta với những đồng tiền bẩn thỉu của chúng”.

Tôi sẽ còn thấy báo động hơn bởi những gì được nói tại Hạ viện hôm qua. Nghị sĩ Tom Tugendhat theo chủ nghĩ Tory đã thảo luận về những hành động mà Anh có thể làm để lên án Nga: “Chúng ta có thể đuổi hết người Nga – tất cả bọn họ.”

Nghị sĩ Tom Tugendhat: “Chúng ta có thể đuổi hết người Nga – tất cả bọn họ.”

Theo quan điểm của tôi, đây là lời nói đáng sợ và không thể chấp được từ một nghị sĩ. Đó là sự xúc phạm nặng nề với rất nhiều người Nga tử tế đang sống, học tập và làm việc trên đất nước chúng ta. Và đó là minh chứng cho thấy chủ nghĩa Sô-vanh hiếu chiến chống Nga đã trở nên liều lĩnh tới mức nào.

Người biểu tình chống Brexit giương ảnh… Tổng thống Putin.

Tất nhiên, tư tưởng bài Nga đã lớn dần trong những năm qua, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu theo chủ nghĩa tự do. Thuyết âm mưu chống Nga xuất hiện khắp nơi, hướng về đúng thứ mà người ta muốn nghe, rằng Brexit là do Moskva đạo diễn bằng cách thao túng mạng xã hội và tiêm nhiễm những người bỏ phiếu thiếu sáng suốt. Tháng trước, số báo của tờ New European đăng ảnh bìa mô tả Putin điều khiển những con rối là Thủ tướng Boris Johnson và Tổng thống Joe Biden, nói về ám ảnh của các tầng lớp dân chúng về mối hiểm họa của người Nga.

Bài báo của New European.

Hẳn là phải có cách để chúng ta phản đối hành động của Nga tại Ukraine mà không rơi vào hố sâu sợ hãi, định kiến, cuồng loạn và kiểm duyệt thông tin. Đây là đề xuất nhỏ nhoi của tôi: Chúng ta ủng hộ quyền tự quyết của Ukraine và chúng ta cũng bảo vệ cán gươm tự do ngôn luận, lên án NATO, bảo vệ quyền công dân và an toàn của người Nga ở phương Tây. Hãy xếp chủ nghĩa Sô-vanh hiếu chiến sang một bên. Lý lẽ luôn được ưa chuộng, và luôn luôn ít nguy hiểm hơn.

Brendan O’Neill

Bài mới
Đọc nhiều