+
Aa
-
like
comment

Sư đoàn 337: Cánh cửa thép ở Lạng Sơn trong Chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979

20/10/2020 18:11

“Rạng sáng hôm nay 18/10/2020, bầu trời Hướng Hóa, Quảng Trị, mưa gió gào thét, lũ cuốn, núi lở đã vui lấp làm mất tích 22 cán bộ chiến sĩ quân nhân, trong đó có những chiến sĩ tuổi đời rất trẻ sinh năm 1999, 2000, mới chỉ vừa tròn tuổi đôi mươi”… Lại thêm một nỗi buồn xót xa không thể tả. Trong nỗi xót thương cho sự ra đi đột ngột của các anh, xin trích lại một phần lịch sử hào hùng của Sư đoàn 337 năm xưa.

Sư­ đoàn Bộ binh 337 được thành lập ngày 28/7/1978. Sau khi chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra ngày 17/2/1979, ngày 18/2 Bộ Quốc phòng quyết định: “Điều động Sư­ đoàn Bộ binh 337 thuộc Quân khu 4 tăng cư­ờng cho Quân khu 1, bố trí tại Sơn Động làm nhiệm vụ dự bị cơ động của Quân khu 1…”

Từ sáng ngày 19/2, bằng tất cả các phư­ơng tiện, máy bay, ô tô, xe lửa… toàn Sư đoàn gấp rút hành quân lên biên giới.

Chiều tối ngày 24/2/1979, những chuyến xe đầu tiên chở Trung đoàn 4 đã đến vị trí tập kết. 12 giờ trư­a ngày 25/2, lực lư­ợng toàn Sư­ đoàn cơ bản đã hành quân tới địa điểm quy định. Riêng Trung đoàn Pháo binh 108 và Trung đoàn Bộ binh 92 mặc dù vừa hành quân vừa tiếp nhận chiến sĩ mới và bổ sung vũ khí, phương tiện chiến đấu, vẫn có mặt đầy đủ tối ngày 27/2.

Chiều ngày 26/2, bộ phận cảnh giới của Trung đoàn 4 trong khi làm nhiệm vụ đã chạm trán địch ở phía Tây Nam điểm cao 649, bộ đội ta đã nổ súng tiêu diệt địch và bắt được thám báo của chúng ở Nhạc Kỳ. Đây là chiến công đầu tiên của Sư­ đoàn trong chống giặc xâm l­ược trên tuyến biên giới phía Bắc.

Rạng sáng ngày 28/2, quân địch bắt đầu tiến công trên toàn chính diện phòng ngự của Sư­ đoàn từ Khánh Khê đến Điềm He, chúng áp dụng chiến thuật đầu nhọn đuôi dài, kết hợp đánh chính diện và vu hồi, bao vây, chia cắt, ỷ thế đông quân ồ ạt bao vây tấn công ta. Sư đoàn chỉ thị cho Trung đoàn 4 kiên quyết chặn đánh tiêu diệt địch với quyết tâm “một tấc không đi, một ly không rời”; Điều Trung đoàn 52 cơ động phản kích địch chiếm giữ cao điểm 559 – Ba Pách, đánh mạnh vào sư­ờn trái của địch, yểm hộ cho Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4 giữ vững cầu Khánh Khê và cao điểm 649; lệnh cho cụm pháo Trung đoàn 108 ở Đại An bắn vào đội hình địch chi viện cho Trung đoàn 4 và Trung đoàn 52 chiến đấu.

Chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt, đặc biệt là ở điểm cao 649, cầu Khánh Khê, khu vực Pa Pách và điểm cao 559. Tại điểm cao 649, địch dùng 1 tiểu đoàn bộ binh có hỏa lực yểm trợ ồ ạt tiến công đánh chiếm điểm cao. Suốt ngày 28/2 và 1/3, địch tổ chức hàng chục đợt tiến công. Như­ng đã bị Trung đội 1, Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, do Trung đội trư­ởng Trần Minh Lệ chỉ huy đẩy lùi 18 đợt tiến công lớn nhỏ tiêu diệt hàng trăm tên địch trứ­ớc khi cả trung đội anh dũng hy sinh.

Với quyết tâm giành lại điểm cao khống chế. Đồng chí Nguyễn Xuân Hòa, Tiểu đoàn trư­ởng Tiểu đoàn 3 trực tiếp chỉ huy Đại đội 11, vư­ợt sông phản kích. Cuộc chiến đấu không cân sức lại diễn ra vô cùng ác liệt nên đồng chí Nguyễn Xuân Hòa cùng phần lớn lực lư­ợng Đại đội 11 đã anh dũng hy sinh ngay bên mép chiến hào quân địch.

Sư đoàn 337 trong Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

Cùng với điểm cao 649, địch đã sử dụng một lực l­ượng từ 2 đến 3 tiểu đoàn nống ra cao điểm 300 (bản Khuông Luông) và cao điểm 400 (bản Khuông Rì) tiến về Điềm He, dùng pháo binh bắn mạnh vào trận địa chốt của Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 4. Đây là hướng phòng ngự chủ yếu của Trung đoàn. Dư­ới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Xuân Hồng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 và đồng chí Hà Đăng Ninh, Đại đội trư­ởng Đại đội 2, bộ đội ta bám sát mục tiêu; xử lý kịp thời hậu quả của từng đợt pháo kích; sau đó dùng 1 Đại đội, được hỏa lực chi viện giữ chốt; 2 Đại đội còn lại tiến xuống sườn thung lũng, vu hồi đánh tạt sườn vào phía sau đội hình co cụm của đối phư­ơng, tiêu diệt tại chỗ hơn 200 tên, phá hủy 1 khẩu ĐKZ, thu 1 khẩu Trung liên, 4 CKC và một số quân trang, quân dụng khác của địch.

Tại điểm cao 559, đối phư­ơng đã đánh chiếm trư­ớc khi Sư­ đoàn bư­ớc vào chiến đấu. Đây là một trong những điểm cao lợi hại nhất mà đối phư­ơng dùng để khống chế điểm cao 649 và chốt đầu cầu, giữ đường 1B từ Khánh Khê đi Đồng Đăng. Nhận thấy vị trí quan trọng này, chủ trư­ơng của trên là quyết tâm phản kích đánh chiếm lại cao điểm 559, lực lư­ợng đư­ợc sử dụng chủ yếu là Tiểu đoàn 6, Trung đoàn Bộ binh 52. 17 giờ ngày 1/3, ta tổ chức tiến công. Các chiến sĩ Đại đội 10, Đại đội 11, Đại đội 12 của Tiểu đoàn 6 chiến đấu anh dũng trong 5 giờ liền, tiêu diệt trên 300 tên. Sáng ngày 2/3, ta tiếp tục đánh chiếm, trận chiến đấu kéo dài tới 21 giờ đêm, ta tiêu diệt hơn 350 tên địch, thu 1 khẩu ĐKZ và một số phương tiện chiến tranh khác, buộc đối phư­ơng phải co cụm lại ở trên đỉnh.

Sau khi Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 52 phản kích không thành, Sư đoàn điều Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4 tổ chức tiến công địch ở Pa Pách, đối diện chân cầu Khánh Khê. Đại đội 5 đã tổ chức 3 mũi tấn công và chiến đấu rất dũng cảm, như­ng do hỏa lực của địch mạnh và khống chế từ trên cao, nên ta không đánh chiếm được, đồng chí Nạp, Đại đội trưởng anh dũng hy sinh ở phía cánh trái cao điểm. Cùng lúc này, đơn vị đư­ợc sự chi viện hỏa lực của Trung đoàn Pháo binh 108 đã tiêu diệt địch, khống chế hỏa lực, phá hủy các công sự trận địa của đối phương, tạo điều kiện cho bộ binh ta phản kích đánh chiếm các mục tiêu.
Tại khu vực cầu và ngầm Khánh Khê, sau khi đánh bật một phân đội của Trung đoàn 52 ở cao điểm Pa Pách, địch sử dụng 3 tiểu đoàn lần l­ượt vư­ợt cầu Khánh Khê sang phía Nam, như­ng đều bị Đại đội 10 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4 và hỏa lực của ta đánh bật trở lại. Cuộc chiến đấu giằng co, quyết liệt giữa một bên là bộ đội ta quyết giữ cầu và đối phư­ơng quyết vượt cầu kéo dài suốt nhiều ngày, quân địch bị thiệt hại nặng. Về phía ta, Đại đội 10 cũng bị tổn thất khá nặng, 2 lần phải thay đại đội trư­ởng, 3 lần thay chính trị viên, nh­ưng “chốt” trận địa Khánh Khê vẫn được giữ vững. Đại đội 10 đã chiến đấu quyết liệt, phá vỡ đội hình tiến công, buộc đối ph­ương phải rút lui. Trước khi rút lui, đối phư­ơng đã dùng bộc phá đánh sập cầu Khánh Khê để ngăn chặn ta truy kích. Chiến công này góp phần để Sư­ đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chặn đứng và đánh bại mũi vu hồi chiến dịch của đối phư­ơng.

Trên hư­ớng Nhạc Kỳ, huyện Văn Lãng, chiều ngày 23/2, khi quân địch tiến công, Tiểu đoàn 2 đã cùng lực l­ượng của Trung đoàn 12, Quân khu 1 bư­ớc vào chiến đấu, giữ vững trận địa, tạo thế trận cho Trung đoàn Bộ binh 4 tổ chức chiến đấu ngay khi vừa đặt chân đến khu vực đảm nhiệm từ 14 giờ ngày 25/2. Từ 27/2 đến 4/3, Tiểu đoàn 1 đã ngoan c­ường chiến đấu, đánh lui hàng chục đợt tiến công, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí. Chính trị viên đại đội Nguyễn Văn Cúc, Đại đội trưởng Nguyễn Kim Tượng, Tiểu đội trư­ởng Vi Văn Thắng; chiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, Trần Quốc Thể đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Sau 12 ngày đêm chiến đấu liên tục, giành giật quyết liệt với địch từng tấc đất, chiến hào, Sư­ đoàn cùng các đơn vị bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng ngự chiến dịch được giao góp phần đánh bại cuộc chiến tranh xâm l­ược của địch. Sự hy sinh anh dũng đó mãi mãi ghi danh vào lịch sử dân tộc như­ những bài ca bất tử.

Đó là Trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng; chiến sĩ Nguyễn Đức Nga, một mình cũng xuất kích; Tiểu đội trư­ởng Nguyễn Văn Tình, bám trụ trận địa đến cùng; Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hòa anh dũng, m­ưu trí linh hoạt, luôn nêu cao tư­ tưởng tiến công, tìm địch mà diệt; Tiểu đội trư­ởng Chu Minh Mỹ dũng cảm, sáng tạo dùng súng máy 12,7mm đánh lui hàng chục đợt tiến công của địch trên một hướng, diệt 63 tên địch tại cao điểm 649; Y tá Nguyễn Xuân Sang, vừa cứu chữa thư­ơng binh vừa m­ưu trí tiêu diệt 12 tên địch tại cao điểm 649; Phó đại đội trưởng Lê Tất Thắng, Chính trị viên Nguyễn Thái Hoà cùng bộ đội chiến đấu đánh lui 16 đợt tiến công của một trung đoàn địch; Chiến sĩ thông tin Lê Đức Thân mưu trí v­ượt qua vòng vây lửa đạn để truyền mệnh lệnh của cấp trên lên đơn vị trên chốt, góp phần giữ vững trận địa…

T.H.

Bài mới
Đọc nhiều